Thứ Năm, 17 tháng 3, 2016
The Year's Second Biggest Sale to Date Headlines a Solid Fortnight in the Domain Market
Bản tóm tắt này không có sẵn. Vui lòng
nhấp vào đây để xem bài đăng.
Messi vung tiền mua tên miền
Messi vung tiền mua tên miền
Lionel Messi đang tiến hành đàm phán để mua lại 2 tên miền messi.com và lionelmessi.com. Động thái này được đánh giá là một bước đi sáng suốt của ngôi sao Barcelona để tránh các trường hợp “dở khóc dở cười” về sau.
Messi có nhiều lý do để các tên miền có liên quan đến anh không lọt vào tay người khác. Trước hết, các nhân vật nổi tiếng đều muốn có một thương hiệu độc nhất. Ví dụ như Ronaldo là CR7, Neymar là NJR hay Iker Casillas có 1K. Việc đăng ký thương hiệu độc quyền cũng giúp các ngôi sao tránh được những hành vi xâm phạm, tranh chấp bản quyền thương hiệu. Vụ kiện tụng giữa Cristiano Ronaldo và một người đàn ông tên Christopher Renzi ở Mỹ là một trường hợp điển hình.
Mặt khác, hành động mua lại tên miền gắn liền với tên mình còn là hành động tự bảo vệ của các ngôi sao, doanh nghiệp nổi tiếng trên thế giới. Ca sĩ Taylor Swiff, tỷ phú Richard Branson, Đại học Havard, hãng Microsoft, Apple, … vừa mua lại những tên miền nhạy cảm, nhằm tránh trường hợp xuất hiện những trang web khiêu dâm hay lừa đảo gắn liền với tên của họ như taylorswift.porn, taylorswift.adult, apple.porn, apple.adult… Sở dĩ có chuyện này bởi hiện tượng domain squatting (hay còn gọi là Cybersquatting), đăng ký tên miền có liên quan đến các nhân vật, thương hiệu nổi tiếng, với mục đích bán lại kiếm lời, đang diễn ra vô cùng phổ biến và phức tạp. Theo tổ chức quản lý tên miền và địa chỉ Internet quốc tế (Internet Corporation for Assigned Names and Numbers – ICANN), nguyên tắc đăng ký tên miền là ai nhanh chân hơn sẽ được cấp trước. Bởi vậy, không ít kẻ xấu đã lợi dụng việc này để chiếm quyền sở hữu tên miền gắn liền với các ngôi sao nổi tiếng như Messi, rồi bán lại với giá cắt cổ.
Theo trang The Domains, chủ sở hữu của tên miền messi.com là Lewis Jumpp, một người đàn ông có quốc tịch Vương quốc Anh. Messi.com vốn là một trang thông tin về các ngôi sao bóng đá đương đại, từng đạt chỉ số 4 của Google PageRank và xếp thứ 880.000 trên thế giới về lượng truy cập. Trong khi đó, tên miền lionelmessi.com lại thuộc quyền sở hữu của một doanh nhân công nghệ đến từ Vương quốc Anh, Andy Booth. Lionelmessi.com cũng đạt chỉ số 4 của Google PageRank nhưng lại chỉ đứng dưới 10 triệu về lưu lượng truy cập trên toàn cầu theo xếp hạng của Alexa Rank. Đáng chú ý, Andy Booth mua lại tên miền lionelmessi.com vào năm 2008, thời điểm ông bán lại tên miền messi.com cho chính Lewis Jumpp. Chắc hẳn, ngày ấy ông Andy không thể ngờ rằng bây giờ tên miền messi.com của Lewis lại có giá cao hơn hẳn tên miền lionelmessi.com.
Trên thực tế, chi phí đăng ký tên miền tùy thuộc vào từng nhà cung cấp, thường là vài chục USD/năm. Nhưng khi bán lại, những tên miền này lại có giá hàng nghìn, thậm chí là chục nghìn hoặc trăm nghìn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như lưu lượng truy cập, mức độ nổi tiếng của các ngôi sao, … Một nguồn tin của trang The Domains cho biết cả Lewis Jumpp và Andy Booth đều hét mức giá hàng nghìn bảng cho hai tên miền messi.com và lionelmessi.com.
Sự việc lần này một lần nữa cho thấy Messi còn khá “kém” trong việc bảo vệ và phát triển hình ảnh của bản thân. Tính cho đến thời điểm hiện tại, trang web chính thức của ngôi sao Barcelona là leomessi.com vẫn đang trong quá trình xây dựng. Trong khi đó, những đồng nghiệp của anh như Neymar hay Ronaldo lại có nhiều website riêng từ cách đây rất lâu.
nguồn sưu tầm
Gõ nhầm đuôi '.com' thành '.om' có thể giúp virus tràn vào máy bạn
Gõ nhầm đuôi '.com' thành '.om' có thể giúp virus tràn vào máy bạn
Tất cả chúng ta hẳn đều đã có lúc gõ bàn phím máy tính quá nhanh và gõ nhầm thành Amazonco.m, Netfli.xcom, hay vô số các kiểu địa chỉ trang web khác. Đa phần các sai sót này là vô hại song các hacker đang bắt đầu tận dụng chúng như một cách để xâm nhập vào máy bạn.
Theo trang Business Insider, một hướng tấn công mới đang nhắm đến cả người dùng Windows lẫn Mac OS, nhằm cài đặt mã độc vô máy tính khi mọi người vô tình gõ nhầm đuôi ".com" thành ".om" trong thanh địa chỉ URL của trình duyệt web.
Việc người dùng gõ nhầm thành netflix.om đã dẫn đến một trang giả mạo, dụ tải về phần mềm độc hại Flash Updater
Bạn có thể tò mò thử nghiệm song chúng tôi không khuyến khích làm việc đó. Hướng tấn công mới này được hãng Endgame phát hiện ra đầu tiên và được biết đến với thuật ngữ "typosquatting", do một nhóm tin tặc tạo ra. Chúng đã mua các tên miền trang web gần tương tự với các website nổi tiếng như Netflix, Amazon, American Express, Auto Trader, Best Buy, Blogspot... nhưng sai khác ở một số ký tự mà những công ty trên không lường trước được người dùng có thể gõ nhầm ra.
Ví dụ, thay vì có đuôi ".com" truyền thống, các trang độc hại bao gồm những tên miền bị nhầm như ".co" hay đầy đủ địa chỉ nhưng có các chữ cái sai vị trí như "amazonc.om".
Một khi người dùng bị đưa đến các trang giả mạo, họ sẽ thấy một nút tải ứng dụng "Flash Updater". Mục đích là để người dùng tưởng họ cần cập nhật Flash để hiển thị trang web, rồi nhấn vào nút "download". Mã độc sau đó sẽ được cài trên thiết bị của họ.
Vấn đề này đã được phát hiện khi một người của Endgamer gõ nhầm tên miền thành "www.netflix.co". Thay vì nhận được một cảnh báo sai địa chỉ, tên miền đã gõ nhầm là không tồn tại, trang web lại tự chuyển hướng liên tục mấy lần, và cuối cùng dừng lại ở "Flash Updater".
Endgame xác định mã độc dụ người dùng tải về đó là Adware Genieo, thường nguỵ trang dưới dạng Adobe Flash. Sau khi lây nhiễm vào máy, Genieo cố thủ trên "con mồi" bằng cách cài đặt chính nó như một phần mở rộng trên các trình duyệt web.
Endgame chỉ ra rằng hầu hết các địa chỉ gõ nhầm đều có đuôi ".om". Tên miền này vốn thuộc về nước Oman. Song vì các công ty không lường trước được tình huống người dùng gõ nhầm địa chỉ nên họ không mua thêm tên miền này. Ngoài ra cũng có rất ít người biết đến sự tồn tại của nước... Oman.
Theo VnReview
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)