Thứ Tư, 20 tháng 7, 2016

Trang web lừng danh KickassTorrent vừa bị đóng cửa sau khi chủ sở hữu bị bắt

Trang web lừng danh KickassTorrent vừa bị đóng cửa sau khi chủ sở hữu bị bắt




Nếu bạn từng tải torrent thì hẳn bạn sẽ không lạ lùng gì với trang KickassTorrents.

Tin buồn cho toàn thể các cụ cướp biển mạng thích “sút mông” người khác: trang tải torrent KickassTorrents hay còn được biết tới với cái tên KAT – một trong những site hàng đầu để tải phim, nhạc, phần mềm ứng dụng và nhiều nhiều thứ khác nữa đã bị đóng cửa. Đây không phải là sự cố sập server, mà do chủ sở hữu của KAT đã “sa lưới pháp luật”.
 Giao diện của Kickass Torrent, rất có thể bạn sẽ không còn được nhìn thấy nó nữa.
Giao diện của Kickass Torrent, rất có thể bạn sẽ không còn được nhìn thấy nó nữa.

Dẫn nguồn từ trang TorrentFreak, anh Artem Vaulin, 30 tuổi, vừa mới bị bắt tại Ukraine và bị cáo buộc với nhiều tội danh, trong đó có âm mưu vi phạm bản quyền (hiển nhiên), âm mưu rửa tiềnvà một số tội khác. Theo đơn kiện Tòa Án Quận Chicago đưa ra, những tài sản vi phạm bản quyền có trên KAT trị giá hơn 1 tỷ USD. Mỹ hiện đang xem xét việc dẫn độ Vaulin về Chicago và ra lệnh đóng cửa và tịch thu tên miền https://kat.cr/.
Anh Vaulin được cho là người sáng lập của KickassTorrents năm 2008 và liên quan trực tiếp đến hoạt động của trang web cũng như các hoạt động tài chính khác của KAT. Những nhà điều tra đã tìm ra rất nhiều server liên kết với mạng lưới KAT, gồm cả một server đặt tại Chicago (lý do mà đơn kiện được đưa ra tại Tòa án ở đó). Họ còn cáo buộc Vaulin trong việc điều hành công ty Cryptoneat, một công ty che giấu nhiều hoạt động vi phạm pháp luật của KAT.
 Trang kat.cr thời điểm hiện tại.
Trang kat.cr thời điểm hiện tại.

Trong cố gắng tránh né cơ quan chức năng, Vaulin đã sử dụng server đặt tại nhiều nước khác nhau và chuyển nhiều tên miền nhằm tránh luật lệ chính quyền địa phương. Việc ang ta bị bắt tại Ba Lan cho thấy rằng tội phạm mạng có thể chạy, nhưng chúng không thể thoát được cán cân công lý”, trợ lý luật sư Leslie Caldwell cho biết trong một buổi họp báo tại Bộ Tư pháp Mỹ.
Đây là một đòn đánh mạnh (và dĩ nhiên là rất đau) vào cộng đồng sử dụng torrent thế giới, bởi lẽ KAT là một trong những trang web torrent hàng đầu hiện nay, hay ít ra là tính tới trước thời điểm anh Artem Vaulin bị bắt. Theo như thông số điều tra, thì KAT đứng thứ 69 trong số các trang web được vào nhiều nhất, với hơn 50 triệu lượt khách truy cập mỗi ngày.
 Rất có thể trong tương lai bạn sẽ nhìn thấy hình ảnh này khi cố gắng truy cập KickAssTorrents, điều đã xảy ra như với Megaupload.
Rất có thể trong tương lai bạn sẽ nhìn thấy hình ảnh này khi cố gắng truy cập KickAssTorrents, điều đã xảy ra như với Megaupload.

Một phần cách thức khám phá mạng lưới KAT được tiết lộ: các điều tra viên sử dụng vỏ bọc để xin đăng quảng cáo trên chính trang KAT, và từ đó họ có thể lật tẩy được KAT đang sử dụng tài khoản ngân hàng nào để giao dịch.
Vào thời điểm bài viết này được đăng, thì trang web kat.cr vẫn chưa tải được. Rất có thể, ngày hôm nay chính là ngày tàn của KickassTorrents, và những tay “cướp biển gạo cội” kia phải tìm cho mình một nơi mới để tiếp tục “phạm tội”.

http://genk.vn/trang-web-lung-danh-kickasstorrent-vua-bi-dong-cua-sau-khi-chu-so-huu-bi-bat-20160721103302063.chn

Huge Week for Domain Sales Including a 7-Figure Deal That is the Year's Highest & Ten 6-Figure Sales!

Huge Week for Domain Sales Including a 7-Figure Deal That is the Year's Highest & Ten 6-Figure Sales! 


The prices on this week's sales chart are so high you might want to put on an oxygen mask before looking at them. We knew we would have some big numbers to chart as we are in the midst of publishing thousands of previously unreleased sales fromUniregistry (a process we detailed last week when we charted their January & February 2016 sales). 
This week's column includes their March and April sales and next week we will wrap up the 2016 transactions they reported with their May and June numbers. We broke them into groups due to he extra time needed to process the unusually large number of transactions made over the past 17 months that all came in at once. That work includes filtering out sales that were already reported to us by others (and thus already charted earlier) and separating sales into the categories we use for our charts including .coms, non .com gTLDs and ccTLDs.
Here is the especially interesting thing that we saw this week. Uniregistry has the very big presence we expected but the five biggest sales came from five different places - a sign that things are going well on many fronts in the aftermarket. Exhibit #1 is the year's biggest sale to dateJade.com claimed that honor and the top spot on our latest weekly all extension Top 20 Sales Chart after changing hands for $1,250,000 in a private transaction (replacing LA.com - sold for $1.2 million in May as the 2016 leader). I had heard about Canada's Jade Mine Resources Inc. buying Jade.com earlier this year but didn't have a confirmed price until now. That came from George Kirikos who, as he has done so many times in the past, discovered the answer while examining the company's government securities filings.
In another blockbuster - and the year's 4th biggest sale to date, Larry Fischer revealed that his company - GetYourDomain,com, acting as the seller's broker, moved #2 YK.com for a cool$900,000. Another long time industry investor (who prefers to remain anonymous) kept the ball rolling with a $315,000 sale of #3 Promotion.com in a private transaction. Sedo was next up to the plate and they  launched another one out of the park - picking up $200,000 for ADA.com. Uniregistry then rounded out the first five with OrganicBaby.com at $168,000 - and then went on a tear, sweeping 12 of the final 15 positions.
Two of the three sales Uniregistry did not claim in that closing run were made by the same person who sold Promotion.com - #6 (tie) ForexBrokers.com at $150,000 and #13 (tie)CountryInn.com at $80,000. The third member of this trio was the only non .com domain on the leader board - #15 SinterKlass.nl (meaning "Santa Claus" in Dutch), a ccTLD that sold for€50,000 ( $55,500) at Catawiki.com (a sales venue that could be viewed as a Dutch version of eBay).
That doesn't mean it was a bad week for the non .com domains though - in fact quite theopposite - both the ccTLDs and non .com gTLDs had some very impressive sales (new gTLDs included) that you will see in the sections of this report that cover those categories. The ccTLDs had eight 5-figure sales and the non .com gTLDs had six. There have been many weeks when any five-figure sale would have made the all extension Top 20 Chart - this just happens to be one that was so bountiful there wasn't any room left at the inn for sales that normally would have ranked much higher.
 Here is how all of the sales leaders stacked up for the week ending Sunday, July 17, 2016:

Nhiều thương hiệu Việt ôm hận vì tên miền

Nhiều thương hiệu Việt ôm hận vì tên miền




Hiện nay, nhiều công ty đã thành công với tên miền .vn. Họ được nhiều khách hàng trong, ngoài nước biết đến và xuất khẩu hàng hóa thuận lợi hơn.


Đơn cử với làng nghề kho cá nổi tiếng Vũ Đại (Hà Nam), khách hàng chủ yếu đặt hàng qua trang web với tên miền cakhovudai.vn và cakhovudai.com.vn. Nhiều thương hiệu Việt lẫn các công ty nước ngoài khác cũng thành công khi đăng ký tên miền .vn như sendo.vn, vng.vn, lazada.vn…
Đây là những thông tin được đưa ra tại hội thảo “Bảo vệ thương hiệu Việt với tên miền .vn” do Bộ TT&TT, Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) và Sở TT&TT TP.HCM tổ chức ngày 15-7 tại TP.HCM.
Ông Nguyễn Ngọc Thanh Tuấn, Giám đốc kinh doanh iNET HCM, cho biết tên miền đóng vai trò rất quan trọng trong nhận diện thương hiệu. Đồng thời mang đến những tiềm năng về quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường, khách hàng, đối tác… cho doanh nghiệp (DN). Tên miền đã góp phần không nhỏ cho sự thành công cũng như thất bại của nhiều công ty.
Tuy nhiên, theo số liệu của VNNIC, hiện nay riêng khối các DN Việt mới chỉ đăng ký khoảng 200.989 tên miền Việt Nam .vn, trong đó mỗi DN thường đăng ký nhiều hơn một tên miền. Trong khi đó tổng số DN ở Việt Nam hiện nay là trên 500.000, có nghĩa là tỉ lệ DN có tên miền hoặc website còn rất nhỏ.
“Vẫn có nhiều công ty Việt không có website, không sử dụng thư điện tử với tên miền chuyên nghiệp. Chính điều này đã khiến DN tự làm giảm cơ hội quảng bá của mình rất nhiều. Có DN lại chủ yếu đăng ký một tên miền quốc tế rồi bỏ qua đăng ký tên miền quốc gia .vn. Thực tế, nhiều DN phải ôm hận, kiện cáo nhiều năm trời vừa mất thời gian, chi phí để mong đòi lại tên miền gắn với thương hiệu của mình đã bị người khác đăng ký mất” - ông Tuấn nêu thực tế.
Ông Tuấn dẫn chứng một số vụ kiện tranh chấp tên miền gắn với thương hiệu của DN. Điển hình như Biti’s đã đăng ký tên miền bitis.com.vn và bitis.com nhưng bitis.vn lại bị chủ thể khác đăng ký mất; vụ kiện tranh chấp tên miền anz.com.vn của Ngân hàng ANZ nhiều năm nay vẫn chưa xong; những tên miền như Toyota.vn, camry.vn, innova.vn cũng tranh kiện kéo dài. Ngoài ra, có công ty Việt bị đối tác nước ngoài từ chối hợp tác vì DN này chỉ đăng ký tên miền quốc tế .com chứ không đăng ký tên miền quốc gia .vn.
Ông Nguyễn Minh Thái, Giám đốc kinh doanh Công ty Mắt Bão, cho biết thêm khi đăng ký tên miền .vn, DN được hưởng nhiều ưu đãi so với tên miền quốc tế như chi phí thấp hơn, truy vấn nhanh chóng, được pháp luật Việt Nam bảo vệ khi xảy ra tranh chấp tên miền… Đó là chưa kể nếu đăng ký tên miền .vn, khi khách hàng lên các trang tìm kiếm như Google, Yahoo!, gõ tên thương hiệu của DN đó chắc chắn công cụ tìm kiếm sẽ đưa ra địa chỉ tên miền trong nước .vn đầu tiên.


Theo Minh Long
Pháp luật TPHCM
http://cafef.vn/nhieu-thuong-hieu-viet-om-han-vi-ten-mien-20160716112123011.chn

Mập mờ tên miền gây nhầm lẫn cho khách hàng

Mập mờ tên miền gây nhầm lẫn cho khách hàng




Thời gian qua, hàng loạt trang web giả mạo có giao diện na ná giống trang web của Công ty Cổ phần thang máy Thiên Nam được lập ra, tình trạng này đã gây không ít phiền hà cho khách hàng cũng như chính Công ty Cổ phần thang máy Thiên Nam.

Với hơn 20 năm xây dựng và phát triển thương hiệu, Công ty Cổ phần thang máy Thiên Nam đã nhận được sự quan tâm rất lớn của khách hàng trên cả nước, với sự tin tưởng đó, Thang máy Thiên Nam đã không ngừng phát triển, là địa chỉ tin cậy của khách hàng sử dụng thang máy.
Xác định rõ mục tiêu phát triển an toàn, bền vững năm 2004 Thang máy Thiên Nam đã xây dựng www.tne.vn cổng thông tin trực tuyến đến khách hàng, cho đến nay website tne.vn cũng được nhiều lần được cải tiến giao diện đáp ứng xu hướng tìm kiếm thông tin trên các thiết bị công nghệ thông minh.
Trong kinh doanh, việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các đối thủ là điều khó tránh khỏi, Thiên Nam cũng là một trong số những nạn nhân của kiểu làm ăn chụp giật như vậy.
Hình ảnh website chính thức của Công ty Cổ phần thang máy Thiên Nam
Hình ảnh website chính thức của Công ty Cổ phần thang máy Thiên Nam

Thời gian qua, nhiều khách hàng đã gọi điện phản ánh với Công ty Cổ phần thang máy Thiên Nam về việc họ truy cập vào website Thiên Nam nhưng là dẫn đến các website giả mạo khác, không phải là trang web chính thức của Công ty Cổ phần thang máy Thiên Nam.
Trước vấn đề này, Công ty Cổ phần thang máy Thiên Nam cũng đã vào cuộc tìm hiểu và phát hiện có rất nhiều website giả mạo, tạo ra các tên miền gần giống với tên miền của Công ty Thiên Nam để lừa dối khách hàng. Họ sao chép đến 90% thông tin, hình ảnh, bài viết có khi dùng cả logo và catalogue của công ty Thiên Nam để đăng trên website của họ.
Đáng nói là các website giả mạo này đều sử dụng địa chỉ ở đường Hoàng Việt phường 4, quận Tân Bình, TPHCM tạo sự lấp liếm, nhằm đánh lừa khách hàng.
Theo đại diện Công ty Cổ phần thang máy Thiên Nam, các website giả mạo nói trên làm ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín, thương hiệu suốt hàng chục năm gầy dựng của tập thể cán bộ Công ty Cổ phần thang máy Thiên Nam.
Ông Nguyễn Tấn Vũ – Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần thang máy Thiên Nam phụ trách khối kinh doanh cho biết, việc các đơn vị lập ra các trang web gần giống Thiên Nam gây nên sự nhầm lẫn cho khách hàng. Nhiều khách hàng khi vào các trang web giả mạo và không nhận được các dịch vụ tư vấn, chăm sóc như của công ty Thiên Nam khiến họ bực bội.
“Sau khi nhận được thông tin từ khách hàng, chúng tôi cũng đã cố gắng tìm mọi biện pháp để xử lý cũng như hướng dẫn khách hàng vào trang web chính thức của công ty. Việc các web giả mạo cũng tạo nên sự nghi ngại khiến công ty phải đứng ra giải thích gây sự phiền hà không nhỏ cho khách hàng cũng như về phía công ty”, ông Vũ cho biết thêm:
Hiện tại Thang máy Thiên Nam (TNE) đã công bố rộng rãi 2 số Hotline 19006961 cho khách hàng có nhu cầu tư vấn mua hàng, lắp đặt mới và Hotline 19002034 cho mảng DVHM đáp ứng nhanh các cuộc gọi của khách hàng khi có sự cố hoặc có yêu cầu sửa chữa bảo trì thang.
Trước đây, Thiên Nam cũng đã từng phối hợp với Cục SHTT và Sở KHĐT để giải quyết 2 trường hợp cố tình nhập nhằng “thương hiệu THIÊN NAM đã được bảo hộ trong ngành thang máy tại VN”. Tuy luật chưa có những biện pháp chế tài mạnh, chỉ buộc các đơn vị đăng ký lại tên hoặc gỡ bỏ những hình ảnh/nội dung vi phạm, nhưng Cty Thang máy Thiên Nam khuyến cáo công ty sẽ làm đến cùng để loại bỏ những yếu tố ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của Thiên Nam cũng như của khách hàng. Kinh doanh là có cạnh tranh để phát triển nhưng việc cạnh tranh không lành mạnh như thế này thì không thể chấp nhận được. 

Thứ Tư, 6 tháng 7, 2016

Nhà phân phối thiết bị mạng TP-Link quên gia hạn tên miền trang chủ, bị cướp và đòi chuộc giá 2,5 triệu USD

Nhà phân phối thiết bị mạng TP-Link quên gia hạn tên miền trang chủ, bị cướp và đòi chuộc giá 

2,5 triệu USD




Suýt chút nữa đã có hàng triệu người dùng bị ảnh hưởng trầm trọng chỉ vì một sơ suất không đáng có.

Để đơn giản hóa quy trình cài đặt hệ thống router, những nhà cung cấp phần cứng đã hướng dẫn khách hàng trong việc thiết lập bằng một tên miền hơn là địa chỉ IP bằng số. Cụ thể, hãng phân phối mạng Internet TP-LINK đã đưa ra một trong hai lựa chọn - tplinklogin.net hoặc tplinkextender.net - cho người dùng của mình. Tất nhiên là phương pháp truy cập qua địa chỉ IP vẫn có thể được áp dụng bình thường (ví dụ: 192.168.1.1).
Trong đó, tên miền đầu tiên, tplinklogin.net, được công ty sử dụng để hoàn thiện hệ thống router TP-LINK, tên còn lại dành cho những kết nối Wi-Fi mở rộng.
Vài nét về giao diện tplinklogin.net
Vài nét về giao diện tplinklogin.net

Nhưng họ không ngờ rằng mình đã mắc phải một sai lầm vô cùng ngớ ngẩn và không đáng có:
TP-Link vô tình "quên mất" nhiệm vụ phải cập nhật gia hạn và làm mới hai tên miền quan trọng trên, vốn đóng vai trò quan trọng trong mạng lưới truy cập rộng lớn của những thiết bị được kết nối qua các router. Do đó, một tổ chức/cá nhân bí ẩn nào đó đã nhanh tay đăng ký lại dưới hình thức giấu tên, và đưa ra lời đề nghị rao bán với giá 2,5 triệu USD cho mỗi tên miền trên.
Được phát hiện bởi CEO của Cybermoon - ông Amitay Dan, sơ suất vô cùng nghiêm trọng và hi hữu trong lịch sử này có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến cộng đồng người dùng của hãng. Tuy nhiên, có vẻ như TP-Link không mặn mà gì lắm với phương án mua lại số tên miền đó, theo lời nhận định của Dan, vì công ty đã và đang hoàn tất các động thái cập nhật và sửa đổi các thông tin, dữ liệu liên quan đến việc loại bỏ quyền kiểm soát những tên miền đó.
Những năm gần đây, TP-Link cũng đã kịp thay thế địa chỉ tplinklogin.net thành tplinkwifi.net, hiện tại vẫn bình an vô sự, do đó không có nguy cơ nào đáng lo ngại sẽ xảy đến với khách hàng của công ty. Nhưng không may là cả hai tên miền "xấu số" cũ - tplinklogin.net và tplinkextender.net - đều được in lên phía sau của toàn bộ sản phẩm, thiết bị do hãng cung cấp. Vì vậy, chắc chắn người dùng sẽ bắt gặp cảnh "dở khóc dở cười" khi truy cập vào tên miền chính chủ của nhà mạng để rồi lại hiện lên thông tin dưới quyền kiểm soát của một tổ chức/cá nhân can thiệp bên ngoài.
Thật xui xẻo cho TP-Link
Thật xui xẻo cho TP-Link

Nếu những tên miền trên rơi vào tay những phần tử có ý định xấu, chúng sẽ lợi dụng ưu thế này để phát tán malware rộng rãi, phục vụ mục đích và dã tâm lừa đảo, giả mạo các trang web hướng dẫn người dùng "download cập nhật mới cho router", và sau đó yêu cầu ủy thác, giao quyền truy cập các thiết bị và phương tiện truyền thông của mình cho chúng.
Giải pháp then chốt:
Khách hàng được khuyến cáo tuyệt đối không truy cập vào những tên miền cũ, thay vào đó, họ có thể sử dụng địa chỉ IP cục bộ.
Dan cũng đã có những động thái đề nghị Hiệp hội các Nhà cung cấp và phân phối dịch vụ Internet (ISPs) chặn hoàn toàn tên miền trên nhằm tránh những trường hợp đáng tiếc liên quan đến thông tin và tài sản của người dùng bị lợi dụng vào mục đích phi pháp.

Tham khảo: thehackernews.com