Thứ Hai, 29 tháng 6, 2015

"Ông trùm" tên miền đăng ký gần 15.000 tên chỉ trong 1 ngày

"Ông trùm" tên miền 

đăng ký gần 15.000 tên chỉ trong 1 ngày




Nhiều năm nay, Mike Mann đã “lọ mọ” để đăng ký hàng loạt tên miền Internet và bán lại cho những người cần chúng thực sự với mức giá cực kỳ cao. Mới đây “đầu nậu” tên miền này đã đăng ký gần 15.000 tên miền chỉ trong vòng 24 giờ.  
 Chân dung của "đầu nậu" tên miền nổi tiếng.

Mike Mann là một trong những “ông trùm” sở hữu nhiều tên miền nhất trên thế giới. Kỷ lục của người đàn ông này là trong tuần qua, chỉ trong vòng 24 tiếng từ ngày thứ 3 sang ngày thứ 4, Mann đã “thu nạp” được 14.962 tên miền.  
“Tôi thực sự là người tham lam”, Mann tự nhận xét về mình. “Tôi muốn sở hữu cả thế giới này”.  
Mike Mann, 45 tuổi, sống ở Delaware, và là người tham gia vào “mảnh đất màu mỡ” dot-com từ rất sớm, vào cuối những năm 1990. Lúc đó, ông đã thành lập công ty cung cấp Internet - Interstate. Tuy nhiên, năm 1998, người đàn ông này thực sự bất ngờ khi bỗng dưng có người trả giá 25.000 USD để bán lại tên miền Menus.com mà ông đang sở hữu.  
“Tôi thực sự thấy thú vị. Tôi mua nó (Menus.com) chỉ với 70 USD. Từ đó, tôi bắt đầu sự nghiệp kinh doanh tên miền”, Mike Mann nói.  
Mann trở thành người đầu cơ tên miền sừng sỏ. Những năm đầu khi Internet mới xuất hiện, việc mua tên miền của những thương hiệu lớn không gặp khó khăn, và đã có nhiều người trở thành triệu phú nhờ tên miền.   

Tuy nhiên, khi mọi sự trở nên khó khăn, “ông trùm” Mike Mann đã có nhiều “chiêu trò”, như viết thư tác động các nhà đăng ký tên miền, “đi đêm” để “chộp” những tên miền hết hạn…  
Thương vụ làm ăn lớn nhất của Mann là bán lại tên miền BuyDomains cho quỹ Highland Capital với giá 80 triệu USD vào năm 2005.  
Sau 4 năm ngừng kinh doanh tên miền để tập trung làm việc cho các dự án của ông lập ra là SEO.com và tổ chức phi lợi nhuận Grassroots.org, người đàn ông này đã “tái xuất” với trang DomainMarket.com, và mỗi ngày ông mua khoảng 300 tên miền, doanh thu mỗi tháng đạt khoảng 400.000 USD. 



Khôi Linh

Theo CNet

http://vietnam-media.vn/tin-tuc/cong-ty-viet-nam-bo-2.3-ty-dong-mua-lai-ten-mien-quoc-te.html
http://www.kenhcs.com/2015/03/tang-rank-alexa-nhanh-va-hieu-qua-voi-sozi.html
http://www.kenhcs.com/2015/06/tang-tuong-tac-mang-xa-hoi-voi-traffic4seo.html

Tesla chấp nhận bỏ tiền vì thương hiệu tại Trung Quốc

Tesla chấp nhận bỏ tiền vì thương hiệu tại Trung Quốc




Vụ kiện của một người Trung Quốc - Zhan Baosheng - với thương hiệu xe điện Tesla của Mỹ đã đi đến hồi kết khi Tesla giành quyền sử dụng thương hiệu tại Trung Quốc, còn doanh nhân nói trên tuyên bố đồng ý rút đơn kiện.


Tesla chấp nhận bỏ tiền vì thương hiệu tại Trung Quốc
Báo chí Trung Quốc cho biết, Zhan Baosheng đã đồng ý rút đơn kiện, cho phép Tesla sử dụng tên thương hiệu này. Bên cạnh đó, Telsa cũng đồng ý mua lại tên miền đã đăng ký tại Trung Quốc là Tesla.cn và Teslamotors.cn từ Zhan. Tuy nhiên, thông tin cụ thể thỏa thuận giữa Tesla và doanh nhân người Trung Quốc không được tiết lộ.
Với việc có quyền chính thức được sử dụng tên thương hiệu này tại thị trường Trung Quốc, Tesla có thể tập trung hơn vào việc bán xe tại đây. Elon Musk - giám đốc điều hành của Tesla - cho rằng Trung Quốc sẽ là một trong những thị trường màu mỡ của họ. Từ đầu năm nay, Tesla đã bắt đầu thực hiện việc bàn giao các đơn hàng của chiếc xe điện hạng sang Tesla Model S tại đây.
 Doanh nhân Zhan Baosheng
Doanh nhân Zhan Baosheng
Thành lập ở Mỹ và đã đăng ký nhãn hiệu Tesla từ năm 2003, nhưng sau khi Tesla được thành lập 3 năm, vào tháng 9 năm 2009, Zhan Baosheng lại đăng ký nhãn hiệu Tesla và được chính quyền địa phương công nhận sở hữu.
Từ năm 2012 đến 2013, khi Elon Musk triển khai các trạm sạc điện và mạng lưới đại lý Tesla nhận đơn đặt hàng của khách hàng ở Trung Quốc, Zhan Baosheng vẫn giữ im lặng. Đến tháng 4/2014, khi Tesla chuẩn bị chuyến giao hàng đầu tiên, Zhan Baosheng mới gửi đơn đến hải quan Trung Quốc yêu cầu ngăn chặn việc Tesla nhập khẩu vì lý do Tesla Mỹ vi phạm sở hữu thương hiệu.
Tesla chấp nhận bỏ tiền vì thương hiệu tại Trung Quốc
Sự việc xảy ra khiến Tesla không thể giao hàng đúng hẹn và bị một khách hàng tên Yu, người đặt mua Model S từ tháng 10/2013 làm dữ. Cuối tháng 6, Tesla đã thương lượng để Yu nhận xe đang trưng bày tại một đại lý ở Bắc Kinh, và Yu đã đồng ý. Nhưng sau khi nhận xe được vài phút, Yu đã quăng chìa khóa xe và dùng cờ lê đập vỡ kính chắn gió trước sự chứng kiến của nhiều phóng viên quay phim chụp hình ở Bắc Kinh bất ngờ xuất hiện. Yu tuyên bố hành động đập xe để phản đối thái độ phục vụ của Tesla.

Hiện xe Tesla Model S tại Trung Quốc có giá bán 121.000 USD, cao hơn giá bán ở Mỹ 50%.

Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2015

Cẩn Thận Khi Chỉnh Sửa Tên Miền Tại Sedo

Cẩn Thận Khi Chỉnh Sửa Tên Miền Tại Sedo

 

 

 

 

Sedo là sàn mua bán tên miền năng động nhất thế giới, tuy nhiên khi sử dụng cũng cần phải để ý để tránh những lỗi có thể mắc phải mà giá phải trả là $$$$.
Tôi vừa mắc một sai lầm ngớ ngẩn khi thay đổi giá danh mục tên miền xuống minimum $60 nhưng quên mất một số tên miền đang thiết lập ở trạng thái giá cố định (Fixed price), và gần như ngay lập tức có người mua ngay một tên miền trong số những tên miền này. Đây là bài học đắt giá cho một lỗi cơ bản! Hy vọng bạn không bị như vậy!
Công bằng mà nói Sedo giúp ích rất nhiều cho ngành công nghiệp tên miền thế giới nhưng riêng tên miền Việt Nam thì còn nhiều hạn chế vì:
  • Ngôn ngữ giao dịch chưa hỗ trợ tiếng Việt trong khi người mua tên miền lại là người Việt.
  • Khả năng quản lý tài khoản mở tại Việt Nam còn kém đây cũng là lí do tại sao nhiều tên miền Việt Nam được mua nhưng không được thanh toán.
Một số lựa chọn khác để thay thế Sedo:
  • Đăng ký dễ dàng tại sàn tên miền NameDrive.com
  • Đăng ký có nhiều yêu cầu hơn tại Parked.com hoặc TrafficZ.com…

Định giá tên miền (domain) cơ bản nên biết!

Định giá tên miền (domain) những điều cơ bản bạn nên biết!

 

 

Khái niệm định giá tên miền (domain)

– Định giá tên miền là bạn dùng các biện pháp nhằm xác định xem giá trị của một tên miền là bao nhiêu. Khi đã định giá được tên miền bạn sẽ có các quyết định mua hay bán phù hợp và từ đó thu được lợi nhuận cao nhất.
– Giả sử: bạn có một tên miền chỉ đáng giá $200 nhưng bạn không biết được giá trị của nó và khi thời cơ đến có người trả giá $300 nhưng bạn từ chối, thế là bạn lỡ mất một món hời.
– Đầu tư tên miền giống đầu tư bất động sản và cũng giống đánh bạc nữa. Khi đánh bạc những con nghiện mù quáng bao giờ cũng bị nướng sạch tiền, người đánh bạc có tư duy họ sẽ kiếm được lời hoặc sẽ bị thiệt hại ít nhất.

Căn cứ vào đâu để bạn định giá được tên miền (domain)?

1. Kinh nghiệm phán đoán cá nhân:
Điều này rất quan trọng. Nếu bạn tham gia làm việc nhiều với tên miền thì càng ngày bạn sẽ càng chuyên nghiệp hơn. Lúc đó, bạn nhìn một tên miền bạn có thể phán đoán được tên miền đó đáng giá bao nhiêu. Một số cách để rèn luyện: đọc các tạp chí tên miền (tiếng Việt thì đọc eDomainName.net nhé), thử theo dõi các phiên đấu giá và tự mình cho giá, tham gia mua bán tên miền.
2. Một số công cụ hỗ trợ
Đây là các công cụ định giá ước lượng trực tuyến người ta lập trình dựa trên việc thu thập các yếu tố liên quan như từ khóa, lượng search, PPC, độ tuổi, các giao dịch liên quan…
Các công cụ mà bạn có thể tham khảo là
    Valuate.com
 Định giá tên miền (domain) cơ bản nên biết!
    Estibot.com
 Định giá tên miền (domain) cơ bản nên biết!
Tuy nhiên, các công cụ này chỉ để tham khảo thêm thôi nhé ! Nó có phần không chính xác trong nhiều trường hợp cụ thể nữa.
3. Lượng search từ khóa, PPC
Bạn có thể dùng công cụ Adword của Google để kiểm tra xem lượng search từ khóa của tên miền đó là bao nhiêu và PPC chi trả cho mỗi click chuột quảng cáo là bao nhiều. Hai yếu tố này mà càng lớn thì tên miền càng có giá trị.
4. Đuôi mở rộng tên miền
Theo thứ tự .COM .NET .ORG .INFO và đến các đuôi mở rộng khác. Tuy nhiên, cũng có một số giao dịch ngoại lệ vì nó phụ thuộc vào yếu tố số 1.
Ví dụ như: KiemTienTrenMang123.com thì có giá trị hơn là KiemTienTrenMang123.net…
5. Độ tuổi của tên miền
Tên miền càng lâu năm càng có giá trị.  Mình cực thích các tên miền có tuổi từ 1998, 1999 nhìn nó cổ kính sao sao ấy.
6. Xu hướng phát triển của thị trường
Ví dụ: Mình có tên miền RPGMakerXP.com đây là tên miền từ khóa trùng cho PRG Maker XP, đây là một loại máy thiết kế game, một thời rất HOT nhưng đến nay đã lỗi thời nên mình vẫn chưa bán được nó và có nguy cơ năm tới cho nó ra rìa, không gia hạn nữa.
Hiện nay, các tên miền công nghệ đang lên ngôi. Ví dụ: các tên miền như 3DPrinter, Cloud, Social…giao dịch khá nhiều và khá được giá.
7. Các giao dịch liên quan trong thời gian gần.
Một công cụ tuyệt vời thống kê các giao dịch tên miền trong quá khứ là DNSalePrice.com
Bạn có thể nhập tên miền muốn giao dịch vào đây và check xem nó đã có giao dịch trong quá khứ hay chưa và các tên miền tương tự có giá như thế nào để từ đó có thể phán đoán được giá trị của một tên miền.
Ví dụ: Dùng công cụ này mình biết tên miền ThePresident.info đã từng được bán $717 nên mình vừa mua lại tên miền này với giá rẻ hơn rất nhiều.
ThePresident     info     $717     May 04     Sedo
8. Các dịch vụ định giá tên miền
Các dịch vụ này do các Domainer lập ra và thường thì chúng ta có thể sử dụng chúng khi các tên miền là Generic và khách hàng yêu cầu. Có một số tổ chức của các Broker Domain (nhà môi giới tên miền) có rất nhiều kinh nghiệm nên họ định giá khá chính xác. Tuy nhiên, cũng hơi tốn kém, mỗi lần định giá là mất ít nhất vài chục $.
– Nếu bạn đăng ký tên miền ở Godaddy thì nó có luôn một công cụ định giá miễn phí, mặc dù không chính xác mấy.
– Hoặc nếu bạn Parking tại Sedo thì khi add tên miền ở đây cũng hỗ trợ định giá tự động.



nguồn sưu tầm từ internet

Tổng hợp 100 công cụ, nguồn dữ liệu và website tốt nhất dành riêng cho đầu tư domain

Tổng hợp 100 công cụ, nguồn dữ liệu và website tốt nhất dành riêng cho đầu tư domain





Mark Futon là cây bút sắc sảo cho DotSouce, một trang chuyên thông tin về các thủ thuật dành cho domain đã gửi cho tôi 1 bài viết mà theo tôi là kết tinh kinh nghiệm từ rất nhiều năm của domainer lão luyện này. Dạo này anh viết ít hơn trước do công việc kinh doanh khá chiếm nhiều thời gian nhưng những chia sẻ của anh quả thật rất đáng trân trọng.

Mark Fulton đã giới thiệu 100 công cụ, nguồn dữ liệu và website tốt nhất cho giới domainer. Mời các bạn tham khảo.

Riêng tôi, hơn 2/3 hệ thống mà Mark Fulton đề xuất cũng là công cụ và nguồn thông tin hữu ích cho tôi trong việc đầu tư domain.
  1. GoDaddy (Registrar)
  2. DomainTools (Domain Lookup & Tools)
  3. NameCheap (Registrar)
  4. DNSstuff (Domain Tools)
  5. BustAName (Domain Finder)
  6. Instant Domain Search (Domain Lookup)
  7. DomainsBot (Domain Finder)
  8. Domai.nr (Hack Finder)
  9. NameBoy (Domain Finder)
  10. SnapNames (Expiring Domain Auctions)
  11. MakeWords (Domain Finder)
  12. Moniker (Registrar & Domain Auctions)
  13. Sedo (Domain Auctions)
  14. Pool.com (Expired Domain Auctions)
  15. eNom (Registrar)
  16. Afternic (Domain Auctions)
  17. Register.com (Registrar)
  18. Who.is (Domain Lookup)
  19. 123-Reg (UK Registrar)
  20. Name.com (Registrar)
  21. NamePros (Domain Forum)
  22. Domize (Domain Lookup)
  23. NameJet (Expired Domain Auctions)
  24. DNForum (Domain Forum)
  25. ICANN (Governing Body for Domains and IPs)
  26. Estibot (Automated Appraisals & Research)
  27. FreshDrop (Domain Research)
  28. IANA Root Zone (Details on TLDs and country-code TLDs)
  29. MyDomain (Registrar)
  30. dnScoop (Automated Appraisal)
  31. JustDropped (Expired Domains)
  32. Archive.org Wayback Machine (Website History)
  33. PickyDomains (Paid Name Suggestions)
  34. DNJournal (Industry News)
  35. Domain Name Wire (Industry News)
  36. Alexa (Domain Traffic Stats)
  37. Compete (Domain Traffic Stats)
  38. List of Top-level Domains (Wikipedia Info)
  39. AllWhois (Domain Lookup)
  40. EuroDNS (European Registrar)
  41. Dotster (Registrar)
  42. BuyDomains.com (Premium Domain Sales)
  43. DomainTyper (Domain Finder)
  44. DeletedDomains (Expired Domain Search)
  45. Whois Source (Domain Lookup)
  46. Flippa (Domain & Website Sales)
  47. Wordoid (Word Generator)
  48. Google Apps for Domains (Domain Tools)
  49. DirectNIC (Registrar)
  50. Whois.com (Domain Lookup)
  51. WhoIsHostingThis? (Web Host Lookup)
  52. NameBio (Domain Sales History)
  53. DynaDot (Registrar)
  54. MelbourneIT (Australian Registrar)
  55. NetCraft (Internet Security Research)
  56. Google Analytics (Traffic Logging)
  57. Domaining.com (Industry News Aggregator)
  58. Nominet (.UK Registry)
  59. Domain.com (Registrar)
  60. DynDNS (DNS Hosting)
  61. OpenDNS (Secured DNS Service)
  62. CrazyDomains (Australian Registrar)
  63. Yahoo Domains (Registrar)
  64. PCNames (Domain Lookup)
  65. DropDay (Expired Domain Research)
  66. NameTumbler (Domain Finder)
  67. Google AdWords Keyword Tool (Keyword Research)
  68. TheDomains (Industry News)
  69. DomainNameNews (Industry News)
  70. Rick Latona (Broker)
  71. DomainNews (Industry News)
  72. Elliot’s Blog (Domain Blogger)
  73. DotSauce Magazine (Domain & Development Articles)
  74. AvailableDomainNames (Available Domain Lists)
  75. DNSalePrice (Domain Sales History)
  76. DomainState (Domain Forum)
  77. NameBee.com (Industry News Aggregator)
  78. CircleID (Internet & Domain News)
  79. T.R.A.F.F.I.C. (Industry Conference)
  80. DOMAINfest (Industry Conference)
  81. SuccessClick (Domain Blogger)
  82. Morgan Linton (Domain Blogger)
  83. Rick’s Blog (Domain Blogger)
  84. DomainNameSales (Domain Blogger)
  85. Parked.com (Parking)
  86. NameDrive (Parking)
  87. Fabulous (Parking)
  88. WhyPark (Parking)
  89. SmartName (Parking)
  90. Google AdSense for Domains (Parking)
  91. Trafficz (Parking)
  92. Skenzo (Parking)
  93. Domain Development Corp (Parking)
  94. Above.com (Parking Manager)
  95. iGoldRush (Domaining Portal)
  96. IDNBlog (International Domain Blog)
  97. Domain Masters (Radio Program / Podcast)
  98. DomainerIncome (Domain Research)
  99. DNHeadlines (Industry News Aggregator)
  100. DNCalendar (Industry Related Events)
Chúc các bạn có được công cụ và nguồn thông tin hỗ trợ tốt và phát triển việc đầu tư domain cho riêng mình.

Theo: (Domain Zines)

DomainNameSales Had a Banner 2nd Quarter

Bản tóm tắt này không có sẵn. Vui lòng nhấp vào đây để xem bài đăng.

Thứ Ba, 16 tháng 6, 2015

7 công cụ giúp bạn sáng tạo tên miền thương hiệu

7 công cụ giúp bạn sáng tạo tên miền thương hiệu




Khi mới chân ướt chân ráo bước vào lĩnh vực thương mại điện tử, ai cũng có mơ ước một ngày không xa sẽ trở thành ông lớn như Alibaba, Amazon hay eBay. Từ giấc mộng cao sang đó bạn ấp ủ trong đầu biết bao nhiêu kế hoạch lớn lao: chiến lược, kinh doanh, marketing, chăm sóc khách hàng, hạ tầng, công nghệ, thanh toán, v.v... bỗng chốc bạn quên mất một yếu tố cơ bản mà mọi thứ kể trên sẽ phải xoay quanh nó: TÊN MIỀN! 

    Trừ phi bạn phát triển mô hình kinh doanh trực tuyến dựa hoàn toàn vào app cho thiết bị di động, còn không kiểu gì bạn cũng cần một tên miền (domain) cho mô hình kinh doanh của mình. Tên miền chính là thương hiệu riêng có của bạn, nó giúp khách hàng nhận biết ra bạn, nó giúp bạn gây ấn tượng với khách hàng, nó là cơ sở để khách hàng phân biệt bạn với đối thủ cạnh tranh. Chắc tôi không cần phải nói thêm lời nào nữa về tầm quan trọng của tên miền vì tôi biết bạn còn thạo hơn tôi về chủ đề này.



    Tuy nhiên, để có một tên miền đẹp, ý nghĩa, ấn tượng, ngắn gọn, thể hiện được hoạt động kinh doanh thường lại làm đau đầu rất nhiều người và đôi khi không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của chúng ta. Có người mất hàng năm trời để tìm cho mình một tên miền ưng ý, nhưng cũng có lúc tên miền vụt sáng lên trong đầu bạn chỉ chưa đầy một cái chớp mắt. Chưa kể đến việc chưa kịp sung sướng vì vừa nghĩ ra tên miền đẹp thì ngay lập tức bạn phát hiện ra tên miền đó đã bị một ai đó nhanh chân đăng ký mất!

    Bên cạnh đó, chúng ta thường quan niệm tên miền cũng giống như ý tưởng - một sản phẩm của trí não con người - chứ không thể nào tạo ra nó bằng máy móc, công nghệ, tự động hóa.... Quan niệm này chưa hẳn đã hoàn toàn chính xác!

    Dưới đây tôi sẽ giới thiệu với bạn 7 công cụ giúp bạn sáng tạo ra tên miền một cách tự động. Rất có thể nó không thay thế bạn chốt được tên miền cuối cùng nhưng ít nhất cũng giúp bạn tham khảo hoặc có thêm cơ sở để “tư duy” về tên miền thay vì cách làm mơ hồ như trước.

    1. Lean Domain Search

    Lean Domain Search (LDS) là công cụ đầu tiên mà tôi muốn điểm danh để giới thiệu với bạn. Đây là công cụ khá thú vị và đầy đủ giúp bạn nghiên cứu và lựa chọn tên miền dựa trên từ khóa cho trước. Hệ thống sẽ tổ hợp các từ khóa khác nhau để tạo nên các khả năng có thể của tên miền cho bạn lựa chọn. Bạn có thể lọc tên miền theo độ dài, theo tính phổ biến hoặc theo vần ABC, bắt đầu bằng cụm từ hoặc kết thúc bằng cụm từ. Ngoài ra, hệ thống cũng báo luôn cho bạn biết tên miền nào vẫn còn, tên miền nào đã bị đăng ký mất.




    Trong ví dụ minh họa trên, tôi đã thử với từ khóa “Vietnam”, LDS trả lại cho tôi khoảng 3.451 tên miền có chứa từ khóa “Vietnam”. Đây là cách làm không tồi giúp bạn bước đầu gạn lọc ra những tên miền để đưa vào shortlist.

    2. Name Mesh

    Một tên tuổi khác giúp bạn tạo tên miền đó là Name Mesh. Cũng tương tự như LDS, Name Mesh (NM) cũng giúp bạn tạo tên miền dựa trên một hoặc một số từ khóa mà bạn cho trước. Tuy nhiên, điểm cộng của NM là phân bố tên miền theo từng chủ đề (categories) để bạn dễ dàng lựa chọn và ra quyết định.


     


    Như trong ví dụ trên, tôi đã lựa chọn 2 từ khóa: “Vietnam” và “Export”. NM đã trả cho tôi hàng trăm tên miền khác nhau theo các chủ đề: VietnamExport.vn, VietnamGrowth.com, VietnamExport.today, BestVietnamExport.com(phù hợp cho SEO), Vietart.com, VietnamExportify.com.... Đây là một số tên miền tiêu biểu mà tôi thu lượm được.

    3. WordOid

    Wordoid - một công cụ rất đáng để bạn xem xét khi đặt tên miền. Hệ thống WordOid được định vị là công cụ đặt tên thông minh. Nếu bạn cần một cái tên ấn tượng, độc đáo mà không cứ phải liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của mình thì WordOid là một lựa chọn đáng giá.
    Bạn có thể đưa thêm từ khóa của mình cũng như giới hạn tối đa độ dài ký tự của tên miền hoặc lựa chọn ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh (Tây Ban Nha, Ý, Đức, Pháp).




    Chỉ với 1 nút nhấn, ngay lập tức WordOid đã gợi ý cho tôi một loạt tên miền nghe rất lạ tai: Mobifolio.com, Deputiny.com, Keyness.net, Belaar.com...
    WordOid gợi ý cho bạn tên miền nào?

    4. Name Station

    Đúng như tên gọi, NameStation đóng vai trò như một công cụ tìm kiếm tên miền cực mạnh, có thể giúp bạn tạo ra những tên miền trên cơ sở từ khóa chính mà bạn cung cấp, sau đó bạn có thể lọc theo lĩnh vực mà bạn kinh doanh để chọn cho mình tên miền ưng ý nhưng chưa bị ai đăng ký mất.




    Tôi đã thử với từ khóa “Flower”, Name Station đã cho tôi khoảng 77 tên miền như minh họa. Nếu bạn thích đặt kiểu tên miền chứa từ khóa, thì theo tôi đây là một giải pháp rất phù hợp.

     5. Domain Hole

    Domain Hole là một giải pháp rất toàn diện liên quan đến tên miền. Hệ thống này bao gồm trong nó rất nhiều tính năng:
    • Tìm kiếm tên miền đã hết hạn trong một khoảng thời gian nhất định (giúp bạn săn những tên miền hay nhưng đã bị đăng ký).
    • Tổ hợp các từ khóa để tạo tên miền
    • Kiểm tra sự tồn tại của 1 tên miền nhất định
    • Công cụ tạo tên miền tự động
    • Theo dõi tên miền, hệ thống sẽ thông báo cho bạn biết bất cứ khi nào thông số WHOIS về tên miền đó có sự thay đổi

    6. Domainr

    Domainr là công cụ đáng nhận được sự quan tâm của bạn khi bạn cần lựa chọn cho mình 1 tên miền rút gọn trên cơ sở thương hiệu của bạn. Tên miền rút gọn đặc biệt hữu ích khi bạn dùng để đặt cho website phiên bản di động hoặc dùng để chia sẻ link trên mạng xã hội.


    7. Impossibility!



    Impossibility! là công cụ cuối cùng mà tôi giới thiệu với bạn. Nhìn giao diện thì có vẻ nghèo nàn và không thật sự bắt mắt nhưng hệ thống phía đằng sau thì vô cùng mạnh mẽ. Không chỉ dừng lại với việc tổ hợp và gợi ý tên miền với từ khóa mà bạn cung cấp, Impossibility! còn khéo léo liệt kê những dạng khác của từ khóa như thêm danh từ, động từ, tính từ vào tên miền.
    Hy vọng những công cụ kể trên sẽ giúp bạn tạo ra được tên miền mà bạn tâm đắc hoặc ít nhất nó cũng giúp bạn nhanh chóng tiếp cận với những ý tưởng ban đầu khi lựa chọn tên miền, xây dựng thương hiệu.


    Theo: Kimi Nguyễn

    Ghi Danh Tên Miền (Domain) Trước Khi Ghi Danh Tên Công ty

    Ghi Danh Tên Miền (Domain) Trước Khi Ghi Danh Tên Công ty






    Trong quá khứ, thời điểm mạng internet và website chưa ra đời, khi thành lập cơ sở thương mại lớn nhỏ, việc đầu tiên là ghi danh tên công ty. Chi phí ghi danh tên công ty để không bị trùng lặp với các cơ sở khác là một khoản chi phí đáng kể đối với các cơ sở kinh doanh lớn, và dường như ngoài khả năng của các công ty vừa và nhỏ. Chỉ những công ty, tập đoàn tầm cỡ quốc tế như Toyota, Honda, Microsoft, Intel, Apple… mới có khả năng chi trả cho việc ghi danh tên thương mại trên toàn thế giới.

    Một doanh nghiệp để có tên đại diện không bị trùng khớp với công ty khác đều phải chịu một khoảng phí ghi danh trên phạm vi các vùng lãnh thổ nhất định. Ví dụ, một cửa hàng muốn sở hữu tên gọi Ẩm Thực Sài Gòn trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam sẽ chịu phí bảo hộ tên thương mại ở tất cả các tỉnh thành trong quốc gia Việt Nam. Nếu chỉ ghi danh bảo hộ ở Sài Gòn thì tại Hà Nội các công ty khác vẫn được phép lấy tên Ẩm thực Sài Gòn cho công ty của họ. Tương tự, nếu muốn bảo hộ tên công ty trên toàn cầu thì phải chịu mức phí ghi danh cho tất cả các quốc gia, quả thật là một khoản đầu tư khổng lồ.

    Nhưng đó là chuyện ghi danh tên công ty của doanh nghiệp trong thời kỳ chưa có sự tham gia của mạng máy tính. Mọi thứ có vẻ khả quan và dễ dàng hơn khi mạng máy tính cùng với website phát triển vượt trội, ứng dụng rộng rãi vào mọi lĩnh vực kể cả kinh doanh. Nếu như để sở hữu một tên công ty không bị trùng lặp trên thị trường dường như quá khó khăn thì việc có một domain, website duy nhất trong hệ thống internet là hoàn toàn khả thi, bất cứ công ty, tổ chức hay cá nhân nào cũng làm được.

    Như đã biết thì kinh doanh trong thời đại công nghệ, bất cứ công ty nào cũng cần có website đại diện. Từ đầu thế kỷ 21, công ty thành lập mà không có website thì thật là một thiếu sót lớn. Tên miền (domain) của website chính là công cụ định vị địa chỉ cho công ty trên mạng lưới kinh doanh qua internet. Tên miền website và tên công ty đều đại diện cho một doanh nghiệp, chúng luôn đi liền kề và hỗ trợ để đạt được mục đích làm nỗi bật sản phẩm, hoạt động kinh doanh của công ty với khách hàng.

    Nếu như phải tốn một mức phí rất lớn để có một tên công ty không bị trùng lặp, thì giờ đây chỉ cần một khoản phí ghi danh vừa phải mỗi tháng các công ty đều có thể có được một domain hoàn toàn duy nhất trên toàn cầu. Hệ thống quản lý domain không cho phép tồn tại 2 tên miền trùng nhau, tính duy nhất của tên miền là một lợi thế sang bằng cho tất cả các công ty ở bất cứ quy mô từ nhỏ đến lớn!

    Sự tương quan giữa domain và tên công ty!

    Không khó để có được một tên miền cho website, nhưng vấn đề đáng lo ngại đó chính là sự tương quan giữa tên công ty và tên miền website. Như đã nói ở trên mức chi phí bảo hộ tên công ty rất cao nên đa số các cơ sở kinh doanh vừa và nhỏ chỉ có thể ghi danh trong một phạm vi lãnh thổ nhất định, vì vậy tên thương mại không có tính duy nhất như domain. Dẫn đến tình trạng rất nhiều công ty trùng tên với nhau, khi website ra đời thì chỉ những công ty nhanh chân hơn mới sở hữu tên miền trùng khớp với tên công ty.

    Ví dụ có 3 cửa hàng tại 3 khu vực khác nhau trên thế giới có tên là VNVN Design thì chỉ duy nhất một công ty sở hữu domain vnvndesign.com, vấn đề của hai công ty còn lại phải lấy domain khác, từ đây bắt đầu nảy sinh sự khác biệt giữa domain và tên thương mại của cùng một công ty. Sự khác biệt này dẫn đến những bất cập trong việc quản bá doanh nghiệp. Tính hiệu quả của website sẽ bị giảm sút vì đa số người dùng web thường nhớ tên công ty sau đó suy ra tên website hoặc ngược lại. Một công ty có tên VNVN Design, lại có domain là vnvndesign123.com là một bất lợi lớn, website sẽ không phát huy tối đa khả năng quảng bá thương hiệu.

    Ghi danh tên miền trước khi ghi danh tên công ty!

    Hầu hết các doanh nghiệp khi khởi đầu kinh doanh thường ghi danh tên công ty, sau đó mới chọn tên miền website. Đến khi phát hiện tên miền mà mình muốn sở hữu đã đươc sử dụng bởi một cơ sở khác cùng tên, mới loay hoay tìm các domain khác thay thế và mãi mãi không thể có được một domain trùng khớp với tên của doanh nghiệp đã được ghi danh trước đó.

    Giải pháp để có một domain giá trị, trùng khớp với tên công ty là phải nhanh chóng ghi danh tên miền cho website trước khi ghi danh tên thương mại. Trước tiên cần lựa chọn một tên miền ấn tượng, dễ nhớ và liên quan trực tiếp đến lĩnh vực hoạt động của công ty. Sau đó thực hiện các thủ tục ghi danh tên miền, thành công trong bước này xem như đã chiếm lĩnh một địa chỉ đại diện cho thương hiệu trên internet. Tiếp theo chỉ cần ghi danh tên công ty dựa trên tên miền đã sở hữu, rất nhanh chóng và đơn giản. Khi thay đổi trình tự thực hiện như trên, các cơ sở kinh doanh sẽ an tâm vì tên công ty hoàn toàn trùng khớp với tên domain và nằm trong tầm kiểm soát của quý chủ nhân công ty.

    Ngày nay mọi cơ sở kinh doanh lớn bé đều cần có website, rất nhiều web ra đời nhưng không phải mọi website đều có thể đem lại hiệu quả. Hãy tìm hiểu để hạn chế tối đa những thiếu sót giúp website phát huy đúng khả năng hổ trợ doanh nghiệp trong kinh doanh. Có được tên miền trùng khớp với tên thương mại là một lợi thế lớn cho tất cả các công ty.

    Cơ hội để sở hữu website chia đều cho mọi người, nhưng chỉ những công ty nhạy bén và nhanh chân hơn sẽ có được một tên miền trùng khớp với tên doanh nghiệp. Tên miền nghe là nhớ, nghe là biết ngay công ty đứng đàng sau website chính là kết quả cần hướng đến.

    Ngay hôm nay hãy xác định tên miền cho cơ sở thương mại của mình, nhanh chóng tìm đến các công ty thiết kế để được hỗ trợ thông tin ghi danh domain, không bị lỡ mất cơ hội sở hữu một tên miền hiệu quả trước những website khác.

    Công ty VNVN với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tạo lập website, chúng tôi luôn đừng đằng sau mỗi website của khách hàng từ giai đoạn khởi tạo tên miền đến khi website hoàn tất.

    VNVN sẽ hỗ trợ quý vị mọi kiến thức liên quan để có được một domain phù hợp nhất. VNVN nhận thiết kế trên nhiều lĩnh vực và sẵn sàng cung cấp mọi thông tin lớn nhỏ về website.

    VNVN System
    14902 Moran Street
    Westminster, CA 92683-5538
    Web: https://vnvn.com
    Tel: 714.988.5388 & Email: Lienlac@vnvn.com.