Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2015

Định giá tên miền (domain) cơ bản nên biết!

Định giá tên miền (domain) những điều cơ bản bạn nên biết!

 

 

Khái niệm định giá tên miền (domain)

– Định giá tên miền là bạn dùng các biện pháp nhằm xác định xem giá trị của một tên miền là bao nhiêu. Khi đã định giá được tên miền bạn sẽ có các quyết định mua hay bán phù hợp và từ đó thu được lợi nhuận cao nhất.
– Giả sử: bạn có một tên miền chỉ đáng giá $200 nhưng bạn không biết được giá trị của nó và khi thời cơ đến có người trả giá $300 nhưng bạn từ chối, thế là bạn lỡ mất một món hời.
– Đầu tư tên miền giống đầu tư bất động sản và cũng giống đánh bạc nữa. Khi đánh bạc những con nghiện mù quáng bao giờ cũng bị nướng sạch tiền, người đánh bạc có tư duy họ sẽ kiếm được lời hoặc sẽ bị thiệt hại ít nhất.

Căn cứ vào đâu để bạn định giá được tên miền (domain)?

1. Kinh nghiệm phán đoán cá nhân:
Điều này rất quan trọng. Nếu bạn tham gia làm việc nhiều với tên miền thì càng ngày bạn sẽ càng chuyên nghiệp hơn. Lúc đó, bạn nhìn một tên miền bạn có thể phán đoán được tên miền đó đáng giá bao nhiêu. Một số cách để rèn luyện: đọc các tạp chí tên miền (tiếng Việt thì đọc eDomainName.net nhé), thử theo dõi các phiên đấu giá và tự mình cho giá, tham gia mua bán tên miền.
2. Một số công cụ hỗ trợ
Đây là các công cụ định giá ước lượng trực tuyến người ta lập trình dựa trên việc thu thập các yếu tố liên quan như từ khóa, lượng search, PPC, độ tuổi, các giao dịch liên quan…
Các công cụ mà bạn có thể tham khảo là
    Valuate.com
 Định giá tên miền (domain) cơ bản nên biết!
    Estibot.com
 Định giá tên miền (domain) cơ bản nên biết!
Tuy nhiên, các công cụ này chỉ để tham khảo thêm thôi nhé ! Nó có phần không chính xác trong nhiều trường hợp cụ thể nữa.
3. Lượng search từ khóa, PPC
Bạn có thể dùng công cụ Adword của Google để kiểm tra xem lượng search từ khóa của tên miền đó là bao nhiêu và PPC chi trả cho mỗi click chuột quảng cáo là bao nhiều. Hai yếu tố này mà càng lớn thì tên miền càng có giá trị.
4. Đuôi mở rộng tên miền
Theo thứ tự .COM .NET .ORG .INFO và đến các đuôi mở rộng khác. Tuy nhiên, cũng có một số giao dịch ngoại lệ vì nó phụ thuộc vào yếu tố số 1.
Ví dụ như: KiemTienTrenMang123.com thì có giá trị hơn là KiemTienTrenMang123.net…
5. Độ tuổi của tên miền
Tên miền càng lâu năm càng có giá trị.  Mình cực thích các tên miền có tuổi từ 1998, 1999 nhìn nó cổ kính sao sao ấy.
6. Xu hướng phát triển của thị trường
Ví dụ: Mình có tên miền RPGMakerXP.com đây là tên miền từ khóa trùng cho PRG Maker XP, đây là một loại máy thiết kế game, một thời rất HOT nhưng đến nay đã lỗi thời nên mình vẫn chưa bán được nó và có nguy cơ năm tới cho nó ra rìa, không gia hạn nữa.
Hiện nay, các tên miền công nghệ đang lên ngôi. Ví dụ: các tên miền như 3DPrinter, Cloud, Social…giao dịch khá nhiều và khá được giá.
7. Các giao dịch liên quan trong thời gian gần.
Một công cụ tuyệt vời thống kê các giao dịch tên miền trong quá khứ là DNSalePrice.com
Bạn có thể nhập tên miền muốn giao dịch vào đây và check xem nó đã có giao dịch trong quá khứ hay chưa và các tên miền tương tự có giá như thế nào để từ đó có thể phán đoán được giá trị của một tên miền.
Ví dụ: Dùng công cụ này mình biết tên miền ThePresident.info đã từng được bán $717 nên mình vừa mua lại tên miền này với giá rẻ hơn rất nhiều.
ThePresident     info     $717     May 04     Sedo
8. Các dịch vụ định giá tên miền
Các dịch vụ này do các Domainer lập ra và thường thì chúng ta có thể sử dụng chúng khi các tên miền là Generic và khách hàng yêu cầu. Có một số tổ chức của các Broker Domain (nhà môi giới tên miền) có rất nhiều kinh nghiệm nên họ định giá khá chính xác. Tuy nhiên, cũng hơi tốn kém, mỗi lần định giá là mất ít nhất vài chục $.
– Nếu bạn đăng ký tên miền ở Godaddy thì nó có luôn một công cụ định giá miễn phí, mặc dù không chính xác mấy.
– Hoặc nếu bạn Parking tại Sedo thì khi add tên miền ở đây cũng hỗ trợ định giá tự động.



nguồn sưu tầm từ internet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét