Thứ Tư, 30 tháng 12, 2015

100 tên miền .com "già" nhất thế giới

Bản tóm tắt này không có sẵn. Vui lòng nhấp vào đây để xem bài đăng.

Nguyễn Tử Quảng từng "xấu hổ" khi để tuột mất tên miền Bkav.com

Nguyễn Tử Quảng từng "xấu hổ" khi để tuột mất tên miền Bkav.com





"Là một người sử dụng Internet từ trước khi Internet vào Việt Nam, tôi cũng đã cảm thấy xấu hổ khi Bkav kiểm tra và thấy tên miền Bkav.com bị một công ty của Mỹ đăng ký cách đây khoảng 3-4 năm" - ông Nguyễn Tử Quảng - Tổng Giám đốc Bkav chia sẻ.

Tuy nhiên, khi kiểm tra một loạt các tên miền của những công ty "đại gia" như Viettel.com bị một người ở Mỹ mua từ năm 1997, FPT.com bị mua từ năm 1995... thì thấy họ cũng chưa thực sự quan tâm đến tên miền quốc tế giống như Bkav.

Theo ông Quảng, mặc dù tiếp xúc với Internet từ rất sớm nhưng những năm 1997, khi Việt Nam kết nối Internet, ông Quảng vẫn cho rằng tên miền quốc tế .com là "vớ vẩn",  vì thấy tên miền loại này bán với giá vài đôla Mỹ và giao dịch chỉ hoàn toàn qua Internet. Trong khi đó, tên miền .vn thì phải đăng ký với VNNIC nên có cảm giác "đàng hoàng" hơn. "Nhưng đó  là quan điểm cách đây cả chục năm, thực sự là một sự ấu trĩ. Có lẽ đây cũng là lý do mà hàng loạt công ty có thương hiệu trong lĩnh vực công nghệ của Việt Nam đã bị mất tên miền quốc tế" - ông Quảng nhấn mạnh.

Ông Quảng cho biết: Khi công ty Mỹ đòi mức giá hơn 2,3 tỷ đồng, Bkav cũng có những sự suy nghĩ và băn khoăn nhất định. Nhưng sau đó, Bkav chấp nhận mức giá đó vì đó là chi phí cơ hội do doanh nghiệp Mỹ đã "đi trước" mua cách đây cả chục năm (năm 2001). Mức giá hơn 2 tỷ có từ cách đây 2 năm và ông Quảng cho rằng, nếu công ty của Mỹ biết Bkav sắp ra nước ngoài và rất cần tên miền đó thì chắc chắn sẽ không thể có mức giá như vậy. Đó là chưa kể đến việc trong suốt quá trình đàm phán, doanh nghiệp đầu cơ tên miền của Mỹ đã tỏ ta rất chuyên nghiệp và không có hiện tượng chộp giật hay nâng giá bán. Chỉ khi Bkav tỏ ra nghiêm túc trong việc mua tên miền đó, doanh nghiệp của Mỹ mới đồng ý hạ giá bán từ 3 tỷ đồng xuống 2,3 tỷ đồng. Rõ ràng, Bkav đã gặp may khi đặt vấn đề mua lại tên miền Bkav.com.

Hiện nay, trước khi Bkav làm một sản phẩm mới nào đó thì việc đầu tiên là doanh nghiệp này phải tìm và mua tên miền cho sản phẩm, dịch vụ đó đã. "Nếu không mua được tên miền phù hợp, Bkav sẵn sàng đổi tên cho sản phẩm đó", ông Quảng khẳng định.
 
Theo Itcnews


http://genk.vn/internet/nguyen-tu-quang-tung-xau-ho-khi-de-tuot-mat-ten-mien-bkavcom-2012010707403223.chn

Bài học từ thương vụ tên miền Bkav.com

Bài học từ thương vụ tên miền Bkav.com





Muốn sở hữu tên miền, chỉ cần có tiền là mua được. Nhưng thực tế lại không dễ như vậy, nhất là làm sao để số tiền đó được tiêu một cách thông minh trong lúc người bán lại không nhiệt tình. Thương vụ Bkav vừa giành được quyền sở hữu tên miền quốc tế bkav.com với giá tương đương 2,3 tỷ đồng là một trường hợp như vậy.

Tên miền bkav.com hiện thời được trỏ về website bkav.com.vn


Ông Nguyễn Minh Đức, Giám đốc bộ phận An ninh mạng Công ty An ninh mạng Bkav, người trực tiếp đàm phán thương vụ mua lại tên miền bkav.com cho biết tên miền này đã được một công ty Mỹ mua từ năm 2001 – đúng vào năm thành lập công ty Bkav và Internet ở Việt Nam lúc bấy giờ chưa phổ biến và đắt đỏ. Tuy nhiên, sản phẩm mang tên Bkav đã có từ trước đó lâu rồi, năm 1995.
Theo lời ông Nguyễn Minh Đức, thời gian ban đầu khi Bkav thiết lập sự hiện diện trên Internet – mà một trong những động tác đầu tiên là đăng ký tên miền – nhận thức về tên miền cũng còn sơ khai, cũng chưa nghĩ đến việc vươn ra thị trường quốc tế cộng với tên miền .com đã bị đăng ký trước rồi. Tên miền đầu tiên của Bkav trên Internet là .net, tên miền được dùng cho các công ty cung cấp dich vụ Internet.
Từ năm 2007, Bkav sử dụng tên miền chính thức bkav.com.vn và sau này có mua thêm một số tên miền liên quan khác như Bkis.com song tên miền bkav.com (.com là tên miền quốc tế dành cho doanh nghiệp) vẫn còn "ngoài vùng phủ sóng".
Đến khoảng năm 2008, Bkav tính chuyện vươn ra thị trường quốc tế và trong kế hoạch, ngoài việc chuẩn bị sản phẩm, chăm sóc khách hàng, thanh toán… thì yêu cầu mua tên miền bkav.com được Ban lãnh đạo công ty đặt ưu tiên hàng đầu. Cũng có ý kiến cho rằng nên cân nhắc có cần thiết phải mua tên miền bkav.com bằng mọi giá không vì chắc chắn số tiền để mua lại tên miền này không phải là nhỏ.
Vấn đề ở chỗ, để đưa sản phẩm phần mềm diệt virus Bkav Pro ra thị trường nước ngoài, nếu Bkav dùng tên miền khác như bkis.com hoặc tên miền có hậu tố khác như .vn, .net thì đều rất không ổn. Tên miền .vn mang tính địa phương, tên miền .net lại đại diện cho các công ty Internet. Còn tên miền không gắn với sản phẩm và tên công ty chắc chắn làm người dùng nhầm lẫn hoặc không tin tưởng. Chưa kể, nếu tên miền bkav.com bị dùng làm địa chỉ Internet cho website có nội dung xấu thì uy tín của công ty sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.
"Tên miền không chỉ là đại diện của một công ty trên mạng mà còn là một công cụ để bảo vệ thương hiệu",ông Đức nói. Do vậy, bkav.com là tên miền "phải-có" đối với Bkav và công ty bắt đầu tìm cách mua lại tên miền này.
Để thăm dò, Bkav liên lạc với chủ sở hữu tên miền bkav.com (biết được qua kiểm tra tình trạng sẵn có của tên miền trên mạng) dưới danh nghĩa là thương gia Hàn Quốc, Nga… Phản hồi nhận được không phải từ chủ đích thực của tên miền mà chỉ là đại diện của chủ sở hữu. Khi được hỏi vấn đề giá và đặt vấn đề mua, bên đại diện này luôn tỏ ý không muốn bán bằng cách đưa ra giá rất cao và nói: chủ sở hữu chỉ đồng ý khi mức giá đề nghị mua cao hơn giá họ đưa ra.
Theo nhận xét của ông Đức, họ là những người đầu cơ tên miền chuyên nghiệp: đầu tư một số tiền nhỏ để mua tên miền tiềm năng và chi phí duy trì nó hàng năm và chờ bán cho người thực sự cần đến nó. Và đương nhiên, họ biết người thực sự cần tên miền bkav.com không ai hơn Bkav. Cho nên, tất cả những đề nghị mua tên miền bkav.com không phải từ Bkav đều thất bại. Thậm chí, Bkav đã thuê một công ty chuyên kinh doanh tên miền với khoản phí không nhỏ để mua lại tên miền bkav.com nhưng kết quả là công ty này đã trả lại phí vì thương thảo bất thành.
Cuối cùng, Bkav chính thức liên hệ với chủ sở hữu tên miền và đề nghị mua. Trước đó, công ty đã thuê đánh giá giá trị tên miền bkav.com. Việc đánh giá dựa vào nhiều tiêu chí như độ dài tên miền, độ dễ nhớ, độ "hot", ý nghĩa của từ khóa… Mặc dù kết quả đánh giá chỉ mang tính tương đối nhưng đó là một cơ sở quan trọng để đặt lên bàn đàm phán, cho thấy giá Bkav nghiêm túc trong thương thảo và giá chào mua là hợp lý, ông Đức nhấn mạnh.
Sau một thời gian đàm phán, trao đổi qua email, cuối cùng Bkav đã mua được tên miền bkav.com với giá 2,3 tỷ đồng (khoảng hơn 100.000 USD) – con số quá lớn đối với chi phí đăng ký một tên miền .com là khoảng 8 USD. Theo thông tin về tình trạng tên miền trên mạng, Bkav là nhà đăng ký bkav.com kể từ ngày 24/11/2011 và tên miền này hết hạn vào ngày 24/11/2017. Ông Nguyễn Minh Đức cho biết Bkav đã thuê công ty chuyên về dịch vụ tên miền Mỹ Network Solutions quản lý tên miền này và thực sự thở phào vì cuối cùng đã chính thức sở hữu tên miền bkav.com.
Việc các công ty lớn của Việt Nam bị các nhà đầu cơ "xí phần" tên miền .com trước như Bkav không phải hiếm. Như Viettel.com bị một người ở Mỹ mua từ năm 1997, FPT.com bị mua từ năm 1995, petrovietnam.com không phải thuộc Tập đoàn dầu khí, evn.com không thuộc Tập đoàn Điện lực... Đây âu cũng là một tồn tại của khách quan do Internet mãi đến năm 1997 mới "cập bến" Việt Nam và từ khoảng năm 2005 trở đi, Internet tại Việt Nam mới trở nên phổ biến.
Để sở hữu tên miền .com trùng với tên thương hiệu của mình là một thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp Việt lớn hướng ra thị trường quốc tế bởi giá chào bán tên miền rất lớn. Tên miền viettel.com được đưa tin là đang rao bán với giá 1,5 triệu USD. Tuy nhiên, từ kinh nghiệm của Bkav, ông Nguyễn Minh Đức cho biết bài học là trong kinh doanh, kể cả kinh doanh quốc tế: "Không ngại trả giá, tất cả đều có thể trả giá".
Nam Anh

Frank Schilling and the rise of the web domain name industry

Frank Schilling and the rise of the web domain name industry





High quality global journalism requires investment. Please share this article with others using the link below, do not cut & paste the article. See our Ts&Cs and Copyright Policy for more detail. Email ftsales.support@ft.com to buy additional rights. http://www.ft.com/cms/s/2/1b74bbec-9fa2-11e3-b6c7-00144feab7de.html#ixzz3vrMIOA1V
If the internet is a virtual world, names are its real estate
Frank Schilling, founder of Uniregistry, on the veranda of his Grand Cayman condo©Amy Strzalko
Frank Schilling, founder of Uniregistry, on the veranda of his Grand Cayman condo
Tucked inside a nondescript building on Seven Mile Beach in Grand Cayman, a stone’s throw from the island’s largest and glitziest hotels, Frank Schilling’s home feels a bit like the Batcave. A lift leads to a large intercom-protected gate, which reveals a pair of oversized double doors that open into a huge marble-covered entrance passage.
“We refer to it as ‘the house’ even though it’s technically a condo,” says Schilling, the owner of Uniregistry – a top-level web domain name registry – as we walk through an endless maze of rooms. They include a set of guest quarters with a private entrance; a cosy library, a spacious craft room for his two children; and a screening room with suede-lined walls and a Capiz chandelier that he refers to as “Talitha Getty chic”.
Schilling, who was born in Germany but grew up in Canada, attended film school in Vancouver before taking screenwriting classes at UCLA and then the American Film Institute. “I was young and in my early twenties and realised there were a lot of people who were 35 and not working. I didn’t want to be that guy. That scared me into mainstream real estate, which led to the electronics business and then selling wholesale glass.”
The domain name industry, which he stumbled into by accident, marries his creative impulses with business pragmatism. “I was interested in names as a commodity and the human behaviour behind naming,” Schilling says as we sit on his terrace watching the sun set while waves crash below. He talks about “the gravity of names” such as antarctica.com, which he owns. Like the continent itself, the site is in the early stages of development, and it contains little more than a link to domainnamesales.com, but that doesn’t stop people from visiting.
The wood-panelled library©Amy Strzalko
The wood-panelled library
“A name that gets 20 visits today will get 18 tomorrow and 22 yesterday, but it will never get 300 unless something changes,” says Schilling. “In technology circles, names are derided as overly simplistic. You’re just a speculator if you have names. There’s no technology there. After everything burns down though, the names still have value.”
The end of the 1990s dotcom boom seemed inevitable to Schilling as he watched as an outsider from Vancouver. “The only thing honest in it to me was the name.” When food.com went bankrupt, he participated in the auction for the name. Though he lost, it was the beginning of his empire.
If the internet is a virtual world, names are its real estate. As the prime locations of .com get acquired, other places need to be explored. Hence, the focus on .anything, the new domain expansion that Schilling is leading with Uniregistry.
The screening room©Michelle Schilling
The screening room
“Only 1 per cent of the population owns a domain name – some own more than one. I have hundreds of thousands of domain names, and I’m one man. I’m betting that there might be interest for 2 or 3 per cent of people to have them. Somebody has to make those names for the residents of the future. There aren’t enough good ones in the spaces that are already held.”
Schilling likens the growth of the web domain industry to the westward expansion of settlers in the US in the 19th and early 20th centuries. “New York will still be there which is .com, .org, .net, and they’ll be worth more than ever, but somebody’s got to live in LA. Somebody has to live in Houston, Seattle, Portland and all these great cities in the west.”
Schilling moved to Grand Cayman with his wife Michele 11 years ago. The couple initially wanted to move to California. “We were just going to roll up and become American. It was our dream,” he says. It was just months after 9/11, though, and immigration rules had been tightened up. His lawyer suggested Grand Cayman instead, citing its tax-neutral status, diversity and the abundance of Canadians and Americans.
View of the beach from the family’s veranda©Michelle Schilling
View of the beach from the family’s veranda
“Cayman, I think, is the most live-able Caribbean island,” says Schilling. “You can wear expensive jewellery on the beach and not be looking over your shoulder. You can drop me anywhere on the island at 3am, and I’ll walk home and be OK.”
Given the choice, though, he would rather drive. Schilling’s Ferrari FF is his favourite car but because the island is so small, he only clocks up about 5,000 miles a year. He hasn’t bought a boat yet, although he recently installed a buoy on the beach that can support a 60ft vessel. The coral reefs surrounding the island keep the waters calm, making them ideal for water sports.
Despite this, California still holds a place in his heart. He has bought two beach homes (one in Carmel-by-the-Sea, the other in Laguna Beach) for “hotel avoidance” when the family escapes there for a month or two in the summer.
The living room with a grand piano©Michelle Schilling
The living room with a grand piano
Echoes of “the Golden State” radiate throughout their Cayman home. A large three-panel painting of Salt Creek beach (near Laguna) by French landscape artist Jean Tierant (Joanny) hangs prominently in the living room. “He did this work when his wife was stricken with cancer and wrote us the loveliest inscription on the back telling us how the painting helped him get through the difficult phase of caring for her and reminded him of happier times in California,” says Schilling. Another picture of the family at Zuma Beach was painted by a local Californian artist.
“We bought the piano in San Diego and had it barged out. I joke it’s been played by Elton John and Chopin,” he says of the high-tech grand piano that will play on command or allow you to take over the keys. Both his children are learning to play.
A hand-carved cuckoo clock stands in contrast to the apartment’s sleek modern style. It was bought in Seewald in the Black Forest during a family trip last year and reminds Schilling of his German heritage. “[It’s] like a Hansel and Gretel town that you can only reach by driving through the most isolated of roads from east to west. It’s terrifying to get to,” says Schilling. “I was asking Michele if we had enough water in the car to hike out if we needed to.”
Schilling’s apartment block©Amy Strzalko
Schilling’s apartment block
Schilling, whose lucky number is 13, doesn’t shy away from grand statements. His friend John Ferber likened him to George Washington after a night of drinking and then commissioned two portraits of Schilling as Washington. One hangs in Schilling’s home office and is as much a caricature as an inspiration.
“A tsunami is coming but nobody knows,” he says gleefully of the impending .anything boom. “Three years from now at the Country Music Awards when you see someone use a .country name, people will be like, ‘Oh, that’s the Uniregistry guys’.”
He likes to compare domain names to electricity. “Everyone takes for granted that you put the prong in the wall and the current comes out, but somebody has to make that magic behind the curtain firing a turbine generation plant.” It seems Schilling is more than happy to be that man behind the curtain.
The ‘great hall’, with a triptych of a Californian beach by French artist Joanny©Amy Strzalko
The ‘great hall’, with a triptych of a Californian beach by French artist Joanny
-------------------------------------------
Favourite thing
Schilling does not live a monastic life by any means, but of all the things he has acquired his most precious possession is a small framed photo (below) of his daughter helping him to feed her baby brother. “It was a very sweet, unstaged impromptu photograph,” he says. “I love this thing because it reminds me how real life is and never to take anything or anyone for granted. Here is the smallest and most trivial of moments captured by my wife. It cost nothing to capture. When I’m an old man in a rocking chair, I will happily trade all the financial wealth that I have accumulated to feel the lightness and joy of the moment captured in this photo.”
A small framed photo of Frank Schilling's daughter helping him to feed her baby brother©Amy Strzalko
Copyright The Financial Times Limited 2015. You may share using our article tools.
Please don't cut articles from FT.com and redistribute by email or post to the web.



http://www.ft.com/cms/s/2/1b74bbec-9fa2-11e3-b6c7-00144feab7de.html?siteedition=uk#axzz3vrKlUfQ0

Sớm hướng dẫn thủ tục thu hồi tên miền vi phạm sở hữu trí tuệ

Sớm hướng dẫn thủ tục thu hồi tên miền vi phạm sở hữu trí tuệ



Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Hồng Hải đề nghị Trung tâm Internet Việt Nam sớm hoàn thiện 2 văn bản quan trọng là Thông tư liên tịch hướng dẫn trình tự, thủ tục thu hồi tên miền vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ, cùng với Thông tư quy định về chuyển nhượng quyền sử dụng tên miền Internet cấp không qua đấu giá.
Phát biểu tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2015 và triển khai kế hoạch 2016 của VNNIC, Thứ trưởng đặc biệt nhấn mạnh về tầm quan trọng của công tác xây dựng chính sách tên miền. Đây là nhiệm vụ rất cấp thiết, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập quốc tế sâu rộng và Hiệp định TPP đã được ký kết.
ten mien, VNNIC, so huu tri tue, tên miền, sở hữu trí tuệ, Bộ TT&TT
Thứ trưởng Phạm Hồng Hải phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị. Ảnh: Thu Hương
"Trong năm 2015, VNNIC đã đạt được kết quả trên nhiều mặt công tác, đặc biệt là trong việc tham gia xây dựng chính sách. Đơn cử như VNNIC đã hoàn thành việc xây dựng Thông tư 24 quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet tại Việt Nam. Thông tư này đã được Bộ TT&TT ban hành ngày 18/8/2015, có vai trò quan trọng đối với toàn bộ hoạt động của VNNIC trong thời gian tới", Thứ trưởng chỉ ra.
Để triển khai Thông tư 24 này, VNNIC cần nhanh chóng hoàn thiện trong năm 2016 "Danh mục tên miền cần ưu tiên bảo vệ"; đồng thời phối hợp với Cục Viễn thông hoàn thiện và trình ban hành hợp đồng mẫu với nhà đăng ký tên miền. Đặc biệt, các chính sách, thủ tục liên quan đến vấn đề sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực tên miền cần được quan tâm, sát sao.
Về kế hoạch hoạt động của VNNIC trong năm 2016, Thứ trưởng yêu cầu VNNIC tích cực phối hợp với các đơn vị trong Bộ để tăng cường quản lý, đẩy mạnh ứng dụng CNTT, tăng cường quản lý Internet, dịch vụ công online, cải cách hành chính; đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, công khai, minh bạch khi trong các hoạt động cấp phát tài nguyên, quản lý tài nguyên và cung cấp một số dịch vụ; không chỉ đảm bảo an toàn cho các hệ thống của VNNIC mà còn cần tăng cường tham gia vào việc đảm bảo an toàn nói chung của Internet Việt Nam.
Đồng thời, VNNIC cần phối hợp và tham gia sâu hơn vào các hoạt động, hợp tác cùng ICANN (Tổ chức quản lý tên miền và số hiệu mạng thế giới) để đưa ra các định hướng phát triển tên miền cho Việt Nam.
Trước đó, trong chương trình công tác năm 2016, VNNIC cũng cho biết sẽ tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm như: Đảm bảo hoạt động an toàn, ổn định, tin cậy,  Tiếp tục thực hiện tốt các công tác thuộc chức năng quản lý chính sách nghiệp vụ tên miền “.vn”; quản lý địa chỉ IP/ASN quốc gia; Xây dựng chính sách, quy trình; phối hợp các đơn vị để xây dựng công cụ phục vụ cho triển khai đấu giá tên miền “.vn” có 1, 2 ký tự; Hoàn thiện và trình ban hành Thông tư quy định về chuyển nhượng quyền sử dụng tên miền Internet được cấp không thông qua đấu giá; Phối hợp với các doanh nghiệp, các tổ chức trong nước và quốc tế (ISP, NĐK, NTT, RIPE NCC, APNIC ...) trong công tác phát triển tài nguyên, công nghệ, giám sát khai thác số liệu hoạt động của mạng Internet nói chung và hệ thống DNS quốc gia; Phối hợp với các Sở TT&TT, hiệp hội Internet quản lý, xúc tiến phát triển lĩnh vực Internet… 
T.C



http://vietnamnet.vn/vn/cong-nghe-thong-tin-vien-thong/278246/som-huong-dan-thu-tuc-thu-hoi-ten-mien-vi-pham-so-huu-tri-tue.html

7 things Domainers should do before the end of the year

7 things Domainers should do before the end of the year





A December checklist for domain name investors.
ChecklistIt’s December 1, which means the end of the year is rapidly approaching.
With that in mind, here’s a checklist of things for domain name investors to complete before the end of the year.
1. Run a preliminary income statement. Knowing where you stand so far this year will help you optimize for taxes…and estimate your bill.
2. Renew, renew, renew. Depending on the tax regime where you live and your accounting method (e.g. cash accounting), now is a great time to pull expenses forward by renewing domain names that expire in the next six months. This assumes, of course, that you had a good year. If not, you might want to delay these expenses until 2016.
3. Buy a new computer and other assets. Again, this depends on your country. In the U.S., now is a great time to buy any assets for your business so you can take the Section 179 depreciation this year. Eyes on a new laptop? A sit-stand desk? Buy it now to deduct it from your 2015 revenue.
4. Close out sales. If you’re currently negotiating to buy or sell domain names, timing at the end of the year is key. You can delay a big sale until 2016 if your tax bill is already higher-than-usual in 2015, or close on it now if you’re falling into a lower-than-usual tax bracket. You can also use timing to your advantage when negotiating with people that also want to get a transaction done on either side of January 1.
5. Get your portfolio in order. Forget New Year’s Resolutions and get your portfolio organized before the end of the year. There are some great tools for organizing your portfolio and staying on top of expirations. My favorite is Watch My Domains Pro.
6. Review automatic subscriptions. Companies love subscription services because people often renew them even if they aren’t using them anymore. Now is a great time to review all of your automated subscription services and decide which ones to keep in 2016.
7. Review your strategy. Use downtime over the holidays to review your results in 2015 and set a strategy for the start of 2016. What worked? What didn’t?


http://domainnamewire.com/2015/12/01/domainer-checklist/

THU HỒI TÊN MIỀN VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ

THU HỒI TÊN MIỀN VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ



VCCI vừa có công văn chính thức gửi Bộ Thông tin và Truyền thông góp ý về Dự thảo Thông tư liên tịch hướng dẫn trình tự, thủ tục thay đổi, thu hồi tên miền vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ.

duoi-ten-mien-mo-rong
Theo đó, trên cơ sở lấy ý kiến của các doanh nghiệp, VCCI cho rằng, quy định tại khoản 2 Điều 3 Dự thảo Thông tư liên tịch hướng dẫn trình tự, thủ tục thay đổi, thu hồi tên miền vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ (sau đây gọi tắt là Dự thảo) chưa thống nhất với quy định tại Nghị định 99.


Cụ thể, Dự thảo quy định “việc buộc thay đổi thông tin tên miền, buộc trả lại tên miền, thu hồi tên miền “.vn” vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ sẽ được xem xét, áp dụng trong trường hợp chủ thể sử dụng tên miền “.vn” … có các hành vi vi phạm về nội dung thông tin đăng tải trên trang thông tin điện tử đi kèm theo tên miền” trong khi điểm a khoản 16 Điều 14 Nghị định 99/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29/8/2013  lại quy định hành vi “đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại của người khác được bảo hộ nhằm chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng” sẽ bị “buộc thay đổi thông tin tên miền hoặc trả lại tên miền”.
Như vậy, sự chưa thống nhất ở đây chính là việc xác định các hành vi sẽ bị áp dụng chế tài “buộc thay đổi thông tin tên miền, buộc trả lại tên miền”. Do đó, VCCI đề nghị Ban soạn thảo điều chỉnh lại quy định tại khoản 2 Điều 3 Dự thảo để nhất quán với quy định tại Điều 14 Nghị định 99.
Ngoài ra, VCCI cho rằng Điều 5 Dự thảo quy định “Chủ thể tên miền phải thay đổi thông tin tên miền khi nội dung trang tin điện tử sử dụng tên miền “.vn” có chứa các thông tin lợi dụng uy tín, danh tiếng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bản quyền tác giả, tác phẩm của người khác đã được bảo hộ theo kết luận của cơ quan có thẩm quyền” chưa chính xác trong xác định đối tượng vi phạm, bởi hành vi vi phạm ở đây thuộc về nội dung của trang tin điện tử chứ không phải là bản thân “tên miền” và chủ thể tên miền cần gỡ bỏ các nội dung vi phạm trên trang tin điện tử thay vì thay đổi “tên miền”.
Hơn nữa, theo quy định tại điểm a khoản 16 Điều 14 Nghị định 99, căn cứ để yêu cầu thay đổi thông tin tên miền khi có hành vi “đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại của người khác được bảo hộ nhằm chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng” thì sẽ áp dụng biện pháp “buộc thay đổi thông tin tên miền, buộc trả lại tên miền”. Như vậy, giữa quy định tại Điều 5 Dự thảo với Nghị định 99 là chưa có sự thống nhất về căn cứ áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
Vì vậy, để đảm bảo thống nhất với Nghị định 99, VCCI đề nghị Ban soạn thảo hoặc bỏ quy định tại Điều 5 Dự thảo và dẫn chiếu tới quy định tại Nghị định 99 hoặc điều chỉnh lại căn cứ áp dụng biện pháp buộc thay đổi thông tin tên miền “.vn” phù hợp với quy định tại Nghị định 99.
Nam Phong

http://enternews.vn/thu-hoi-ten-mien-vi-pham-phap-luat-ve-huu-tri-tue.html

Đừng bỏ phí lợi thế của tên miền

Đừng bỏ phí lợi thế của tên miền




Nhiều tập đoàn quốc tế như Google đã "bao vây" tên miền - đăng ký tất cả các đuôi tên miền quốc gia của các nước để quảng bá thương hiệu. Trong đó, tên miền MobiFone.com đang nằm trong tay một DN Trung Quốc, tên miền thương hiệu Cà phê Chồn của Trung Nguyên lại do một cá nhân định cư ở Mỹ đăng ký...


Việc lấy lại tên miền thương hiệu cho doanh các doanh nghiệp Việt Nam thường rất khó khăn và gian nan, và tốn kém.
Tên miền MobiFone.com trỏ vào trang nước ngoài
Trao đổi với Báo BĐVN, bà Lương Thị Thanh Hương, Giám đốc Điều hành Công ty Cổ phần Mắt Bão Networks tại miền Bắc nhấn mạnh hiện trạng các doanh nghiệp, tập đoàn lớn tại Việt Nam vẫn chưa chú trọng việc đăng ký tên miền thương hiệu, chưa có hướng nhìn xa khi thâm nhập thị trường quốc tế. "Nhiều tập đoàn lớn nước ngoài đăng ký tất cả các đuôi tên miền quốc gia của các nước, ví dụ như Google đã đăng ký google.com.vn, google.jp... Nói cách khác, Google đã có tầm nhìn "bao vây" thương hiệu ở tất cả các quốc gia khác. Trong khi đó, nhìn vào các doanh nghiệp Việt Nam, thường vẫn có tâm lý tiếc tiền, chỉ đăng ký một tên miền duy nhất, hoặc là .com, hoặc .com.vn, hoặc .vn, chứ chưa nhìn thấy sự ảnh hưởng, thậm chí rủi ro trong kinh doanh khi bỏ phí lợi thế của các tên miền trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế", bà Hương nói.
Lãnh đạo Mắt Bão thẳng thắn chỉ ra 3 bài học kinh nghiệm. Một là Trung Nguyên, dù đang rất nỗ lực xây dựng thương hiệu Cà phê Chồn trên đất Mỹ, nhưng ban đầu chỉ đăng ký tên miền legendee.com mà không đăng ký tên miền thương hiệu legendeecoffee.com, để một Việt kiều định cư ở Mỹ đăng ký mất, giờ khó có thể lấy lại. Hai là Bkav, cách đây hơn 10 năm không nghĩ tới việc có thể đưa thương hiệu ra toàn cầu nên không mua tên miền quốc tế mà chỉ mua tên miền trong nước Bkav.com.vn. Đến đầu năm 2012, sau khi đã chi 2,3 tỷ đồng để mua lại tên miền Bkav.com (đã có người đăng ký từ năm 2001) thì mới có thể sử dụng chính thức tên miền quốc tế này. Và ba là MobiFone, có lẽ cũng chưa nhận thức đúng ý nghĩa và tầm quan trọng của tên miền nên hiện đã để mất tên miền MobiFone.com. Tên miền này đang do 1 doanh nghiệp Trung Quốc nắm giữ, khi gõ tên miền MobiFone.com thì đang trỏ vào 1 site nước ngoài rao bán tên miền này.
Việc lấy lại tên miền thương hiệu cho doanh các doanh nghiệp Việt Nam thường rất khó khăn và gian nan và tốn kém. Nhưng nếu không lấy lại được thì sẽ có thể gây cản trở hành trình mở rộng kinh doanh ra nước ngoài vì dễ gây ra sự nhầm lẫn về thương hiệu, đặc biệt, nếu tên miền rơi vào tay kẻ xấu hoặc bị tin tặc thao túng, đẩy thông tin sai sự thật thì có thể làm xấu hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp.
Ít tiền, nên ưu tiên tên miền nào?
Nhiều doanh nghiệp vẫn còn lăn tăn về chuyện sẽ rất tốn kém nếu triển khai hoạt động "bao vây" tên miền. Song bà Hương khẳng định, chi phí để đăng ký và duy trì các tên miền rất rẻ. Đối với tên miền .com chỉ tốn khoảng 250.000 đồng phí duy trì mỗi năm. Với tên miền .com.vn thì chỉ 700.000 đồng/tên miền cho năm đầu tiên và phí duy trì hàng năm là 350.000 đồng. Tên miền .vn cũng tương tự. Nếu so với việc phải bỏ hàng tỷ đồng cho hoạt động quảng cáo thì chi phí đầu tư cho tên miền chẳng thấm vào đâu.
Tuy nhiên, với những doanh nghiệp nhỏ vẫn muốn tiết giảm tối đa chi phí, bà Hương gợi ý nên đầu tư ưu tiên cho tên miền .com. "Hiện có rất nhiều tên miền mở rộng nhưng .com là tên miền tiêu chuẩn nhất được công nhận cho việc kinh doanh trực tuyến. Hiện tại, có tới 4/5 chủ sở hữu website của doanh nghiệp vừa và nhỏ ưa thích sử dụng địa chỉ website với tên miền .com; 79% người dùng mạng Internet thích truy cập vào địa chỉ .com, 66% các doanh nghiệp vừa và nhỏ thích sử dụng tên miền .com có tính miêu tả. Theo thống kê của Zooknic, tính đến ngày 31/3/2014, đã có 113,2 triệu tên miền .com được đăng ký; chỉ trong quý 1/2014 đã có 8,6 triệu tên miền .com và .net được đăng ký mới", bà Hương nhấn mạnh.
"Một số cá nhân, doanh nghiệp có tài khoản online có thể đăng ký mua tên miền .com trực tuyến với nhà đăng ký quốc tế, có thể chi phí rẻ hơn so với việc đăng ký qua các nhà đăng ký nội địa. Tuy nhiên, sau này khi cần hỗ trợ gia hạn hoặc chuyển nhượng tên miền thì sẽ gặp khó khăn, nhất là khi không thành thạo tiếng Anh. Bởi vậy, nên đăng ký sử dụng tên miền .com qua các nhà đăng ký tại Việt Nam để an toàn hơn", bà Hương khuyến nghị.


http://ictnews.vn/cntt/nghi-quyet-36nqtw/dung-bo-phi-loi-the-cua-ten-mien-121480.ict
Xuân Bách







Định vị tên miền thương mại theo sở hữu trí tuệ

Định vị tên miền thương mại theo sở hữu trí tuệ




Tên miền không phải là đối tượng được bảo hộ theo phạm vi của Luật Sở hữu trí tuệ lại có mối quan hệ chặt chẽ với các đối tượng sở hữu trí tuệ như nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý.

Theo quy định tại khoản 4, Điều 2, Thông tư 19/2014/TT-BTTTT, tên miền là tên được sử dụng để định danh địa chỉ Internet của máy chủ gồm các dãy ký tự cách nhau bởi dấu chấm ".", ví dụ như tenten.vn ; Runsystem.net; Onamae.com... Tên miền không phải là đối tượng được bảo hộ theo phạm vi của Luật sở hữu trí tuệ nhưng vẫn có mối quan hệ chặt chẽ với các đối tượng sở hữu trí tuệnhư nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý.
Tên miền không phải là đối tượng được bảo hộ theo phạm vi của Luật Sở hữu trí tuệ

Tên miền không phải là đối tượng được bảo hộ theo phạm vi của Luật Sở hữu trí tuệ

Tên miền là địa chỉ không gian mạng dùng để truy cập đến địa chỉ của doanh nghiệp. Tên miền cho phép người dùng trên toàn thế giới tìm đến với webside của doanh nghiệp. Theo Gs Nguyễn Ngọc Xuân Thảo, "Sở hữu tên miền được coi như sở hữu một số điện thoại quốc tế bởi tính duy nhất trên toàn thế giới". Để dễ định vị, các chủ thể thường đăng ký tên miền theo tên thương mại, nhãn hiệu hàng hóa hoặc chỉ dẫn địa lý, sáng chế... thuộc sở hữu trí tuệ của họ.
Chính những đặc tính này đã khiến cho tên miền trở nên quan trọng đối với doanh nghiệp, mang lại những lợi ích thương mại từ việc khai thác, tạo giá trị tiền tệ lớn cho người đăng kí tên miền. Sở hữu một nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý... có giá trị thì tên miền càng có giá trị.
Ngày nay, Internet trở thành một công cụ hấp dẫn để tiến hành thương mại. Một số tên miền có giá trị thương mại rất lớn. Một số tên miền có giá trị lớn hiện nay như:  MM.com (1.200.000USD/ 2014),  eBet.com (1.350.000 USD/2013), Cameras.com (1.500.000 USD/2006)...
Tuy nhiên, nguyên tắc đăng kí trước cho thấy trên lý thuyết, một cá nhân hay một tổ chức không bị hạn chế tên miền được phép đăng kí nên dẫn tới việc một cá nhân hay một tổ chức có thể chiếm giữ hàng trăm nhãn hiệu được bảo hộ bằng cách nắm giữ các tên miền tương tự hoặc giống hệt với các nhãn hiệu uy tín trước khi chủ nhãn hiệu làm việc này. Tranh chấp tên miền là một điều tất yếu và ngày càng tăng về số lượng cũng như độ phức tạp.
Tuy nhiên tên miền có mối quan hệ chặt chẽ với các đối tượng sở hữu trí tuệ như nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý

Tuy nhiên tên miền có mối quan hệ chặt chẽ với các đối tượng sở hữu trí tuệ như nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý

Đa số hệ thống pháp luật các nước trến thế giới hiện nay và tại Việt Nam, tên miền không thuộc phạm vi và đối tượng điều chỉnh của luật Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Có nghĩa là việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thực tế không đồng thời có nghĩa là được bảo hộ tên miền trên Internet.
Việc các đối tượng sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp được chấp nhận bảo hộ không có nghĩa là tên miền của họ cũng được bảo hộ dù tên miền đó gắn với các đối tượng sở hữu trí tuệ của họ. Vì vậy, để bảo vệ lợi ích của chính mình và tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra, doanh nghiệp nên nhanh chóng đăng ký tên miền ngay khi tìm được tên miền ưng ý.
Tuyết Trinh


http://vietq.vn/so-huu-tri-tue-va-moi-lien-he-voi-ten-mien-thuong-mai-d77140.html

Chuyên gia Nguyễn Đức Sơn: “Mục tiêu cuối cùng của xây dựng thương hiệu vẫn phải là doanh số”

Chuyên gia Nguyễn Đức Sơn: “Mục tiêu cuối cùng của xây dựng thương hiệu vẫn phải là doanh số”



Không cho rằng xây dựng thương hiệu hay giá trị thương hiệu là một thứ trừu tượng không thể đong đếm được, theo chuyên gia Nguyễn Đức Sơn, tất cả đều có thể định lượng và mục tiêu cuối cùng cho doanh nghiệp, vẫn phải là doanh số tăng trưởng.

Chuyên gia Nguyễn Đức Sơn: “Mục tiêu cuối cùng của xây dựng thương hiệu vẫn phải là doanh số”
15 năm làm việc trong lĩnh vực marketing, hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực tư vấnthương hiệu tại Việt Nam, ông Nguyễn Đức Sơn, chuyên gia tư vấn thương hiệu thuộcRichard Moore Associates, giảng viên Học viện Sage chia sẻ, “Người làm tư vấn phải định nghĩa được cho doanh nghiệp hiểu rằng công việc tư vấn này sẽ mang lại kết quả gì, phải rõ ràng kết quả tư vấn sẽ ảnh hưởng mật thiết tới công việc kinh doanh của doanh nghiệp thế nào”.
Không có tư vấn kiểu chung chung, trừu tượng
Nhiều người cho rằng thương hiệu là một khái niệm trừu tượng, vì vậy rất khó để định lượng được kết quả. Làm sao để doanh nghiệp biết mình đang xây dựng thương hiệu một cách đúng đắn?
Thực ra nếu doanh nghiệp còn quan niệm thương hiệu là trừu tượng thì chắc chắn là họ đang có vấn đề.
Tương tự, những người làm marketing, thương hiệu, quản lý doanh nghiệp, những CMO còn quan niệm làm marketing, làm thương hiệu là trừu tượng thì họ sẽ không giải quyết được vấn đề. Đơn giản bởi chẳng có gì trừu tượng cả. Tất cả đều có những tiêu chí rõ ràng.
Các bạn phải định lượng, đo lường được hiện trạng sức khỏe thương hiệu đang có vấn đề gì, thành công hay không thành công cũng phải lượng hóa được ra bằng nhiều công cụ khác nhau. Chúng ta không thể nói chung chung, làm chung chung được.
Nhưng những người làm thương hiệu tốt sẽ không bao giờ nói trừu tượng. Họ phải biết mình phải làm cái gì, đạt tới cái gì, những mục tiêu cụ thể.
Vậy mục tiêu cuối cùng của việc xây dựng thương hiệu vẫn phải là kết quả kinh doanh của doanh nghiệp?
Đúng vậy. Kết quả cuối cùng trong dài hạn vẫn phải là doanh số. Mỗi công cụ thương hiệu, quảng cáo đều có mục tiêu riêng. Mục tiêu đó có thể thiết lập trong ngắn hạn hay dài hạn, nhưng đến cuối cùng thì doanh nghiệp vẫn phải biết là việc xây dựng thương hiệu tác động đến công việc kinh doanh của họ như thế nào.
Có DN đặt mục tiêu là 6 tháng, 1 năm, có DN đặt mục tiêu 2, 3 năm. Vấn đề là tại sao mục tiêu lại dài, tại sao mục tiêu lại ngắn. Sau khi đặt ra và làm thì doanh nghiệp đo lường kết quả đã cải thiện được nhiều không.
Chẳng hạn ngày xưa nhận biết thương hiệu chỉ là 30%, giờ là 50%. Ngày xưa không ai biết thương hiệu tôi là gì cả, nhưng giờ họ biết đến tôi thiết kế điện thoại rất đẹp, nói đến đẹp là nói đến tôi,… Có vô vàn những tiêu chí khác để nói thành công hay không thành công.
Tuy nhiên, có những DN chưa hiểu rõ về thương hiệu, bản thân họ cũng không rõ thương hiệu của mình đang gặp vấn đề gì. Anh sẽ tư vấn cho họ như thế nào?
Hầu hết các DN khi tìm đến chuyên gia tư vấn, họ đều đã hiểu một phần về những vấn đề liên quan đến thương hiệu rồi. Có thể họ chưa có kiến thức, nhưng đã có nhận thức. Điểm quan trọng nhất là DN phải biết được là họ đang muốn gì. Cái muốn của DN ở đây chính là mục tiêu mà DN đề ra cho nhà tư vấn. Nhà tư vấn mang đề bài của DN giải quyết dưới góc độ thương hiệu.
Tóm lại, DN là người giao đề bài. DN phải biết mình cần làm gì với thương hiệu, với truyền thông, với quảng cáo, còn nhà tư vấn chỉ là người đi giải bài toán đó dưới góc độ chuyên môn.
DN phải hiểu rõ chính mình và chia sẻ thông tin với nhà tư vấn, bởi người tư vấn làm sao hiểu được hiện trạng kinh doanh của doanh nghiệp đó được.
"DN phải hiểu rõ chính mình và chia sẻ thông tin với nhà tư vấn, bởi người tư vấn làm sao hiểu được hiện trạng kinh doanh của doanh nghiệp đó được."
Như vậy doanh nghiệp phải chia sẻ hết cho nhà tư vấn những vấn đề của mình, kể cả những vấn đề nhạy cảm?
Nếu DN đến tư vấn thương hiệu không nói hiện trạng mình như thế nào, lại trả lời chung chung “anh cứ tư vấn đi” thì nhà tư vấn lấy cơ sở gì mà trả lời. Cần rõ ràng, kinh doanh là công việc của DN và nhà tư vấn vẫn chưa biết DN đang làm ăn như thế nào. Như vậy không có cách nào để nhà tư vấn có thể đưa ra đáp án chính xác được.
Mặc dù vậy, công việc kinh doanh vẫn có những yếu tố nhạy cảm. Ở Việt Nam cũng không có nhiều doanh nghiệp sẵn sàng công bố kết quả kinh doanh của mình. Nếu họ kiên quyết không chia sẻ thì nhà tư vấn phải làm gì?
Chỉ có một cách là đừng làm nữa. Giống như anh muốn tôi chữa bệnh cho anh mà không cho tôi cởi đồ để khám bệnh thì đành chịu. Các nhà tư vấn sẽ kiên quyết không làm điều này.
Quan niệm của tôi đó là không đi cố thuyết phục. Bởi vì đây là dạng sản phẩm đặc biệt. Một khi doanh nghiệp không nhận thức được vai trò thì không thiết phải cố gắng bằng mọi cách.
Tư vấn thương hiệu là một sản phẩm đặc thù, đòi hỏi DN có nhu cầu mua sản phẩm này phải có nhận thức ở một mức độ nào đấy, hiểu ra vai trò và tầm quan trọng của thương hiệu rồi. Còn nếu DN chưa có nhận thức gì thì nhà tư vấn có cố gắng mấy cũng vô ích.
Với các DN Việt Nam, xây dựng thương hiệu vẫn còn là khái niệm mới. Định hướng cho DN hiểu về vai trò của xây dựng thương hiệu có phải công việc khó khăn?
Đó là quá trình cần kiên nhẫn, phương pháp. Tuy nhiên mình cũng tùy đối tượng thôi. Không phải đối tượng doanh nghiệp nào mình cũng phải tiếp cận hết. Bên cạnh đó, DN Việt Nam đang thay đổi theo hướng tích cực khi họ cũng biết rõ hơn tầm quan trọng của thương hiệu.
Thời đại thông tin tràn ngập như hiện nay, không khó để tìm hiểu về một vấn đề. Đấy cũng là thuận lợi cho người làm thương hiệu khi chia sẻ với khách hàng.
Với nhà tư vấn, kiến thức chỉ chiếm 50% thành công
So với thời điểm 10 năm trước, khi anh mới vào nghề, chắc hẳn các DN đã nhận thức tốt hơn rất nhiều?
Tất nhiên là cái gì cũng có lộ trình. Đó là lộ trình phát triển, giao thoa trong và ngoài nước. Trước đây thậm chí khái niệm marketing người ta còn không hiểu gì, cứ cho rằng marketing là quảng cáo. Còn thương hiệu là khái niệm rất là chung. Đến tận bây giờ Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn đầu của phát triển marketing thôi.
Đây là thách thức đầu tiên của người làm tư vấn, đó là định nghĩa được cho DN rằng tư vấn này mang lại kết quả gì cho DN. Cần phải rõ ràng kết quả đó liên quan mật thiết với hiện trạng kinh doanh của DN. Rất khó để làm được điều này, kể cả có kiến thức mà không biết cách để giải thích cho doanh nghiệp.
Điểm này đòi hỏi nhà tư vấn phải là người thuyết phục tài ba?
Đúng vậy, vì khoảng cách lý thuyết và thực tiễn rất là khó. Nhà tư vấn phải thể hiện kiến thức bằng ngôn ngữ của khách hàng thì họ mới có thể hiểu được.
Cá nhân anh cần bao lâu để làm được như vậy?
Nghề nào cũng vậy thôi, cần có thời gian để thích nghi. Bản thân tôi khi nhìn lại thấy mình hiện tại rất khác so với thời điểm cách đây 5,6 năm. Sự khác nhau ở đây không phải về cái chất lượng nội dung đưa đâu, mà là cách tiếp cận vấn đề.
Thông thường kiến thức – phần cứng của các nhà tư vấn đều giống nhau cả. Cái khác nhau là cách tiếp cận, nhìn nhận và giải quyết vấn đề của DN như thế nào. Đây mới là thứ đòi hỏi rất nhiều kinh nghiệm làm việc.
Công việc tư vấn là sự trao đổi qua lại giữ nhà tư vấn và doanh nghiệp. Sau những dự án, đâu là những bài học đáng quý anh học hỏi được từ doanh nghiệp?
Mỗi dự án là một bài học. Tôi học được nhiều thứ khác nhau. Đó là học về tư duy thực tế của khách hàng, học về tâm huyết của ông chủ. Có những DN tôi tư vấn đã có tới 40, 50 năm trong nghề rồi.
Đó là những ông chủ cực kỳ giàu có, thành công nhưng thái độ của họ lại vô cùng cầu thị. Nói chuyện với những người đấy tôi nghĩ là một sự may mắn.
Trên thực tế có nhiều việc các DN đó đang làm rất nhiều và đó chính là làm thương hiệu, nhưng họ lại không khái quát hóa được nó ra thành phương pháp luận. Khi mình giúp họ khái quát hóa được thực tiễn thành lý luận, họ rất trân trọng những giá trị đó.
Đó cũng là kinh nghiệm bổ ích cho cả hai bên. Làm việc với những người như vậy, bên tư vấn sẽ thấy rằng kiến thức chỉ là phần cứng, chiếm 50% thành công thôi, để kiến thức đi vào cuộc sống của DN mới là thách thức lớn nhất cho nhà tư vấn.
"Kiến thức chỉ là phần cứng, chiếm 50% thành công thôi, để kiến thức đi vào cuộc sống của DN mới là thách thức lớn nhất cho nhà tư vấn."
Có đề xuất nào của anh từng bị khách hàng từ chối hoặc gạt bỏ không?
Gạt bỏ thì không nhưng tranh luận, không đồng tình thì nhiều. Chẳng có khách hàng nào mình vừa đưa ra lời tư vấn họ đã chấp nhận ngay, và mình cũng chẳng mong chờ gì khách hàng làm vậy. Nhà tư vấn luôn muốn khách hàng có những cái phản biện, phản biện càng nhiều càng tốt.
Công việc tư vấn phải lắng nghe phản biện ở mọi góc cạnh. Xét cho cùng thì kết quả tư vấn sẽ ảnh hưởng lớn tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, vì vậy nhà tư vấn phải lắng nghe khách hàng và coi đó là sản phẩm của chính mình, chứ không phải mình làm sản phẩm cho họ. Thế mới tốt được.
Làm việc với rất nhiều DN, đâu là vấn đề khiến anh thấy đau đầu nhất?
Cái khó khăn nhất là cái sự cầu thị của khách hàng đối với quan niệm về tư vấn nói chung. Vì sao ở Việt Nam tư vấn không phải là cái mang về thu nhập cao?
Đó là bởi nó khác hẳn với nước ngoài. Nước ngoài coi tư vấn là tích lũy về trí tuệ. Còn ở Việt Nam, doanh nghiệp không hiểu tại sao một cái báo cáo ngắn thế này lại có giá tới tiền tỉ. Họ không hiểu để có được bản báo cáo tư vấn này phải qua những cái chắt lọc, nhiều khi chỉ là 1 câu tư vấn nhưng đó là tìm hiểu, đúc kết hàng năm trời, từ hàng trăm dự án từ rất nhiều kiến thức khác nhau.
Có doanh nghiệp hiểu điều này, nhưng cũng có doanh nghiệp bất ngờ và bảo “Ơ có thế này thôi à?”. Nhà tư vấn phải sẵn sàng cho mọi tình huống.
Anh sẽ trả lời sao với những câu “Ơ có thế này thôi à” của doanh nghiệp?
Tôi đặt ngược lại vấn đề thôi. Tôi hỏi họ trước khi gặp tôi thì anh có biết những cái này không? Chỉ thế này thôi à thì nó đã giải quyết được những vấn đề a đặt ra hay không?
Vấn đề dài hay ngắn không quan trọng mà vấn đề là ý tưởng. Tất nhiên, những câu nhận xét như trên của DN chỉ mang tính bột phát thôi. Đa phần DN đều là người có thực tế, có cái “chất” riêng, nên hầu hết họ sẽ hiểu. Vấn đề là mình có biết giải thích hay không.
Đa số những DN tìm đến mình có ý thức rồi, nhưng đôi khi họ vẫn mong nhận được những thứ lớn hơn. Đấy là điều hoàn toàn bình thường. không có gì phải khó chịu hay bức xúc. Nhà tư vấn cũng phải hiểu mong muốn chính đáng này của họ.
Những chia sẻ của anh cho thấy công việc tư vấn không hề đơn giản. Đó có phải là lý do anh nói rằng nghề tư vấn phải “xuất phát từ trái tim đến trái tim”?
Nghề nào cũng vậy thôi, muốn có kết quả tốt thì thái độ rất quan trọng. Anh phải tâm huyết coi đấy là công việc của mình chứ không phải của khách hàng. Không có gì bảo đảm anh yêu nghề là anh làm tốt, nhưng muốn làm tốt thì chắc chắn phải yêu nghề.


http://cafebiz.vn/cau-chuyen-kinh-doanh/chuyen-gia-nguyen-duc-son-muc-tieu-cuoi-cung-cua-xay-dung-thuong-hieu-van-phai-la-doanh-so-20151229115002555.chn