ÔNG “TRÙM” TÊN MIỀN DU LỊCH VIỆT NAM NGUYỄN TRỌNG KHOA: “ĐƠN GIẢN, TÔI LÀ NGƯỜI TIẾP THỊ NHỮNG VẺ ĐẸP VIỆT NAM”
Tên tuổi Nguyễn Trọng Khoa nổi lên trong cộng đồng mạng kể từ khi anh được CEO trang mạng xã hội toàn cầu Facebook mời sang thăm trụ sở của họ tại Mỹ hồi đầu năm 2011. Còn ở trong nước, anh được những người sử dụng Facebook mệnh danh là “ông trùm” tên miền du lịch Việt Nam khi sở hữu hơn 300 tên miền “.com” và nhiều tên miền liên quan đến ngành du lịch kèm theo những vụ đình đám trong thế giới “ảo”. Tổng số tên miền thương hiệu mà “ông trùm tên miền” đang sở hữu lên đến con số gần 700. Phóng viên Travellive đã gặp Nguyễn Trọng Khoa để tìm lời đáp cho câu hỏi đâu là những giá trị thật, tình thật đằng sau những câu chuyện mang tính bề nổi đó.
+ Chào anh Nguyễn Trọng Khoa. Tại một số hội thảo về vấn đề liên kết phát triển du lịch vùng như hội thảo du lịch các tỉnh miền Tây Nam bộ và gần đây nhất là hội thảo khoa học về liên kết phát triển du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung, anh luôn đánh động đến thực trạng bỏ ngỏ các tên miền của các địa danh du lịch nổi tiếng Việt Nam. Việc kết nối các tên miền du lịch trong phạm vi vùng có phải là một phần của đề án phát triển du lịch vùng, theo anh?
Với định hướng đó, tôi đã tiến hành nghiên cứu thương hiệu du lịch của các thành phố du lịch nổi tiếng tại Việt Nam và giật mình khi nhận thấy khoảng trống này là quá lớn, mà nếu những tên miền này rơi vào tay người nước ngoài thì hậu quả thật khôn lường. Từ đó, tôi đã nhanh tay đăng ký ngay những tên miền gắn với “key word” (từ khóa) Travel/Tourist phổ biến nhất mà đa phần nhiều người sẽ gõ khi tìm kiếm thông tin du lịch liên quan đến địa danh đó, chẳng hạn như phuyentourist.com, thanhhoatourist.com, binhdinhtourist.com, ninhthuantravel.com… Tôi sẽ cho trỏ những tên miền này tương ứng với địa danh của “travelto” nhằm tăng hiệu quả kết nối với người tìm kiến thông tin, bởi thời gian đầu chắc chắn nhiều người sẽ chưa biết thương hiệu hệ thống chuỗi website “travelto…”.
Khối “tài sản” tên miền này hơn 300 đơn vị, trải dài khắp ba miền đất nước. Chúng ta cũng biết rằng sử dụng tên miền “.com” là xu hướng phổ biến, mang tính chuyên nghiệp mà du khách nước ngoài thường xài khi tra cứu thông tin du lịch trên mạng internet khi họ muốn tìm hiểu thông tin về nơi họ đang dự định sẽ đến khám phá.
+ Anh có thể cho biết dự án này khởi phát từ đâu, và nó sẽ đi về đâu sau này?
- Nó khởi đi từ một câu chuyện thực tế của riêng tôi. Tôi là một người gốc miền Trung, quê hương tôi ở Bình Định, ở đó tôi nhận thấy thành phố quê tôi thật đẹp nhưng lại chưa được khai thác hết tiềm năng du lịch, chưa tạo thành cộng đồng kết nối với những người láng giềng của nó để cùng nhau tồn tại và phát triển. Là một nhà tiếp thị và kinh doanh gắn liền với thế giới Internet, tôi thao thức về điều này, tôi nghĩ các địa danh du lịch vùng có thể liên kết lại cùng đầu tư, quy hoạch bài bản dựa trên đề án cổng du lịch Việt Nam “vietnamtravelgate.com”. Đây là một bước đi cần thiết trong chiến lược liên kết phát triển dựa trên nền tảng chung là mạng thương mại điện tử toàn cầu. Tôi sẵn sàng chia sẻ trí lực của mình để cùng các tỉnh thành du lịch, đặc biệt ở cấp chính phủ, để xúc tiến đề án này. Tâm nguyện là như vậy, còn nó sẽ đi đến đâu là do… duyên.
+ Anh có thể trình bày rõ hơn về các dự án thành phần nằm trong đề án tổng thể này?
- Có thể hình dung bức tranh tổng thể của đề án bắt đầu từ cấp cao nhất là cổng thông tin “vietnamtravelgate.com”, dưới đó là hệ thống “travelto…com” của từng tỉnh, thành. Trong mỗi trang “travelto” của từng tỉnh, thành trình bày chi tiết các thông tin và hình ảnh phục vụ cho du khách từ lễ hội, làng nghề ẩm thực, địa điểm ăn uống, nghỉ ngơi, xe ôm… đại loại là như thế. Đặc biệt, tôi nghiên cứu và nhìn thấy mỗi tỉnh, thành ở Việt Nam có nhiều truyền thống lễ hội khác nhau và ẩm thực rất phong phú nên tôi cũng đã đăng ký và mua tên miền lễ hội và làng nghề, ẩm thực cho từng tỉnh, thành du lịch Việt Nam. Đây sẽ là 2 website độc lập nhưng có tính “kết nối song hành” với website “travelto”. Theo tôi, lễ hội là một trong những đặc thù văn hóa, lịch sử của địa phương, là kênh rất tốt để qua đó quảng bá du lịch của điểm đến đó. Tiếp nối cảnh đẹp và lễ hội, văn hóa ẩm thực có ý nghĩa rất lớn trong việc mời gọi du khách đến với một vùng đất nào đó. Thông qua việc giới thiệu kho tàng ẩm thực Việt Nam, tôi có mong muốn giúp người làm ra những sản vật của địa phương quảng bá về quê hương họ, mặc dù có thể họ vẫn chưa hiểu được sức mạnh của internet.
Nguyễn Trọng Khoa nguyên là Giám đốc Tiếp thị của Công ty FPT Online. Anh đã từ bỏ vị trí mang về cho anh mỗi tháng cả ngàn đôla để chuyên nghề làm và phân phối bánh ít lá gai – sản vật của Bình Định quê anh cho những người có nhu cầu thưởng thức tinh hoa ẩm thực quê hương tại Sài Gòn.
+ Tôi thích phương châm sống của anh: “nói là làm”. Anh từng từ bỏ vị trí Giám đốc Tiếp thị của Công ty FPT Online, vị trí mang lại cho anh mức thu nhập ngàn đôla mỗi tháng, để về “phục hưng” nghề truyền thống và kinh doanh món bánh ít lá gai tại Sài Gòn, cùng với đó là việc chạy trang website “banhitlagai.com”. Đằng sau đó chắc hẳn là cả một câu chuyện dài? Và chắc chắn nó có dính dáng đến đề án cổng du lịch Việt Nam và khối tên miền “.com” của anh!
- Bánh ít lá gai là một sản vật nổi tiếng của đất Bình Định quê tôi. Chiếc bánh nhỏ nhắn ấy thấm đẫm mồ hôi của người làm bánh xứ quê và mang tải bao câu chuyện trữ tình. Đó là khởi đầu để tôi viết tiếp câu chuyện của nó tại Sài Gòn. Cảm nỗi thương khó của người làm bánh xứ quê, cảm nỗi khao khát của những người xa quê thèm được thưởng thức sản vật đúng vị quê hương, tôi đã từ bỏ hết mọi thứ khác để tự tay mình gói bánh và truyền trao nó đến những ai còn trân trọng những sản vật quê hương. Ngoài bánh ít lá gai, tôi còn mày mò tìm hiểu, chọn lọc, cung cấp nhiều sản vật đặc trưng khác của Bình Định tại Sài Gòn như nem chợ Huyện, bánh tráng Bình Định, mắm cái… Sắp tới đây, mỗi sản vậy này sẽ có riêng một website nhằm giúp cộng đồng thấu hiểu chi tiết “nguồn cội” của những món ngon của Việt Nam. Tôi cũng đã mua hết những tên miền này. Tôi xem “banhitlagai.com” là một mô hình mẫu, các làng nghề ẩm thực quê hương khác cũng sẽ được phát triển theo “format” này!
+ Được biết gần đây anh đã cất công lặn lội về miền Trung khảo sát các làng nghề truyền thống ở đó. Anh đã có những trải nghiệm thú vị gì trong những chuyến đi đó?
- Tôi đã khảo sát thực tế các làng nghề ẩm thực như bánh tráng Hòa Đa, cá ngừ đại dương ở Phú Yên; làng nón Gò Găng, bánh hỏi Bình Định… Có một tín hiệu lạc quan sau những chuyến đi vừa rồi là tôi đã nhận được cam kết từ những nhiếp ảnh gia ở các nơi đó, họ sẵn lòng hợp tác nguồn ảnh để giới thiệu vẻ đẹp của địa phương họ, từ phong cảnh, lễ hội đến sản vật… Nếu họ hợp tác với tôi trong đề án cổng du lịch Việt Nam, tôi đích thị là người đi tiếp thị những vẻ đẹp của Việt Nam, đồng thời tôi giúp các nhiếp ảnh gia có nhiều cơ hội chia sẻ những tác phẩm của mình và có thêm điều kiện để “thương mại hóa” những giá trị nghệ thuật này nhưng vẫn không đánh mất đi “cái gốc” của nhiếp ảnh! Nếu có dịp thuận tiện, tôi sẽ chia sẻ cùng độc giả Travellive những câu chuyện thú vị về văn hóa ẩm thực ở những nơi tôi đã đi qua.
+ Mới đây trên cộng đồng mạng xã hội Facebook nổi lên sự vụ về khả năng Khoa sẽ bán hay không bán khối tài sản tên miền du lịch Việt Nam “.com”, đặc biệt sau cuộc gặp giữa anh và CEO của Facebook Mark Zuckerberg tại Việt Nam. Sự thật là thế nào, thưa anh!
- Trong cuộc gặp với CEO của Facebook tại Việt Nam, Mark Zuckerberg đã ngỏ ý và đặt vấn đề mua toàn bộ ý tưởng, khối tên miền “.com” gần 700 cái, liên quan đến du lịch, các thương hiệu nông sản, thủy sản nổi tiếng của Việt Nam như “bacthaitea.com” (trà Bắc Thái), “baoloctea.com” (trà Bảo Lộc), “baoloccoffee.com” (cà phê Bảo Lộc), “phanthietfishsauce.com” (nước mắm Phan Thiết), “phuyenoceantuna.com” (cá ngừ đại dương Phú Yên)… mà tôi đang sở hữu với giá khá cao. Tôi rất vui khi đón nhận lời đề nghị hấp dẫn này, để biết rằng những gì tôi đã làm, đang làm là không vô ích. Tuy nhiên, nhân đây, tôi xin minh định một lần nữa rằng tôi không phải là nhà đầu cơ tên miền. Tôi tự nhủ với lòng và xem khối tên miền du lịch Việt Nam “vietnamtravelgate.com”, “travelto...com” và những “key word” có liên quan là tài sản của ngành du lịch Việt Nam mà tôi có trách nhiệm phải giữ gìn cẩn thận. Bởi tôi biết, nếu giờ bán chúng đi sẽ tạo áp lực rất lớn cho Việt Nam sau này. Tôi sẽ trả chúng về đúng vị trí của nó nếu nhận được lời ngỏ phù hợp. Theo một chiều hướng khác, mọi người cũng có thể thấy là tôi đã từng tặng lại các tên miền “.com” cho những tổ chức, cá nhân nổi tiếng mà tôi thấy mình có sự “đồng điệu” trong tâm hồn.
+ Cảm ơn anh đã dành thời gian cho Travellive để trao đổi về những vấn đề thật thú vị xung quanh câu chuyện khối tên miền du lịch Việt Nam “.com”.
Chú thích ảnh nhân vật:
Hình ảnh đáng nhớ của Nguyễn Trọng Khoa chụp tại trụ sở Facebook đóng tại bang California, Hoa Kỳ trong dịp anh được mời đến đây tham quan vào tháng 3/2011. Theo kế hoạch, anh sẽ quay lại nơi này lần thứ 2 vào tháng 2/2012.
- Đúng vậy. Tôi thấy hiện nay có thực trạng giẫm chân lên nhau giữa các địa danh du lịch trong cùng một vùng. Sản phẩm du lịch tỉnh này na ná tỉnh kia mà không có sự liên kết toàn cục, chưa tạo nên sự khác biệt hóa, từ đó dẫn đến thế cạnh tranh không lành mạnh. Tuy nhiên, đó là vấn đề vĩ mô, nằm ngoài thẩm quyền của tôi. Ở đây tôi chỉ đề cập đến lĩnh vực mà tôi am tường, là việc hệ thống hóa các địa danh du lịch trong phạm vi vùng để cùng nhau phát triển thông qua đề án cổng thông tin du lịch Việt Nam – “vietnamtravelgate.com” mà tôi đang theo đuổi, đồng thời chia sẻ kiến thức và những trải nghiệm liên quan đến Internet mà nhiều người đang sử dụng nhưng chưa nhận thức và ứng dụng những giá trị cơ bản của công nghệ vào trong cuộc sống.
Với định hướng đó, tôi đã tiến hành nghiên cứu thương hiệu du lịch của các thành phố du lịch nổi tiếng tại Việt Nam và giật mình khi nhận thấy khoảng trống này là quá lớn, mà nếu những tên miền này rơi vào tay người nước ngoài thì hậu quả thật khôn lường. Từ đó, tôi đã nhanh tay đăng ký ngay những tên miền gắn với “key word” (từ khóa) Travel/Tourist phổ biến nhất mà đa phần nhiều người sẽ gõ khi tìm kiếm thông tin du lịch liên quan đến địa danh đó, chẳng hạn như phuyentourist.com, thanhhoatourist.com, binhdinhtourist.com, ninhthuantravel.com… Tôi sẽ cho trỏ những tên miền này tương ứng với địa danh của “travelto” nhằm tăng hiệu quả kết nối với người tìm kiến thông tin, bởi thời gian đầu chắc chắn nhiều người sẽ chưa biết thương hiệu hệ thống chuỗi website “travelto…”.
Khối “tài sản” tên miền này hơn 300 đơn vị, trải dài khắp ba miền đất nước. Chúng ta cũng biết rằng sử dụng tên miền “.com” là xu hướng phổ biến, mang tính chuyên nghiệp mà du khách nước ngoài thường xài khi tra cứu thông tin du lịch trên mạng internet khi họ muốn tìm hiểu thông tin về nơi họ đang dự định sẽ đến khám phá.
+ Anh có thể cho biết dự án này khởi phát từ đâu, và nó sẽ đi về đâu sau này?
- Nó khởi đi từ một câu chuyện thực tế của riêng tôi. Tôi là một người gốc miền Trung, quê hương tôi ở Bình Định, ở đó tôi nhận thấy thành phố quê tôi thật đẹp nhưng lại chưa được khai thác hết tiềm năng du lịch, chưa tạo thành cộng đồng kết nối với những người láng giềng của nó để cùng nhau tồn tại và phát triển. Là một nhà tiếp thị và kinh doanh gắn liền với thế giới Internet, tôi thao thức về điều này, tôi nghĩ các địa danh du lịch vùng có thể liên kết lại cùng đầu tư, quy hoạch bài bản dựa trên đề án cổng du lịch Việt Nam “vietnamtravelgate.com”. Đây là một bước đi cần thiết trong chiến lược liên kết phát triển dựa trên nền tảng chung là mạng thương mại điện tử toàn cầu. Tôi sẵn sàng chia sẻ trí lực của mình để cùng các tỉnh thành du lịch, đặc biệt ở cấp chính phủ, để xúc tiến đề án này. Tâm nguyện là như vậy, còn nó sẽ đi đến đâu là do… duyên.
+ Anh có thể trình bày rõ hơn về các dự án thành phần nằm trong đề án tổng thể này?
- Có thể hình dung bức tranh tổng thể của đề án bắt đầu từ cấp cao nhất là cổng thông tin “vietnamtravelgate.com”, dưới đó là hệ thống “travelto…com” của từng tỉnh, thành. Trong mỗi trang “travelto” của từng tỉnh, thành trình bày chi tiết các thông tin và hình ảnh phục vụ cho du khách từ lễ hội, làng nghề ẩm thực, địa điểm ăn uống, nghỉ ngơi, xe ôm… đại loại là như thế. Đặc biệt, tôi nghiên cứu và nhìn thấy mỗi tỉnh, thành ở Việt Nam có nhiều truyền thống lễ hội khác nhau và ẩm thực rất phong phú nên tôi cũng đã đăng ký và mua tên miền lễ hội và làng nghề, ẩm thực cho từng tỉnh, thành du lịch Việt Nam. Đây sẽ là 2 website độc lập nhưng có tính “kết nối song hành” với website “travelto”. Theo tôi, lễ hội là một trong những đặc thù văn hóa, lịch sử của địa phương, là kênh rất tốt để qua đó quảng bá du lịch của điểm đến đó. Tiếp nối cảnh đẹp và lễ hội, văn hóa ẩm thực có ý nghĩa rất lớn trong việc mời gọi du khách đến với một vùng đất nào đó. Thông qua việc giới thiệu kho tàng ẩm thực Việt Nam, tôi có mong muốn giúp người làm ra những sản vật của địa phương quảng bá về quê hương họ, mặc dù có thể họ vẫn chưa hiểu được sức mạnh của internet.
Nguyễn Trọng Khoa nguyên là Giám đốc Tiếp thị của Công ty FPT Online. Anh đã từ bỏ vị trí mang về cho anh mỗi tháng cả ngàn đôla để chuyên nghề làm và phân phối bánh ít lá gai – sản vật của Bình Định quê anh cho những người có nhu cầu thưởng thức tinh hoa ẩm thực quê hương tại Sài Gòn.
+ Tôi thích phương châm sống của anh: “nói là làm”. Anh từng từ bỏ vị trí Giám đốc Tiếp thị của Công ty FPT Online, vị trí mang lại cho anh mức thu nhập ngàn đôla mỗi tháng, để về “phục hưng” nghề truyền thống và kinh doanh món bánh ít lá gai tại Sài Gòn, cùng với đó là việc chạy trang website “banhitlagai.com”. Đằng sau đó chắc hẳn là cả một câu chuyện dài? Và chắc chắn nó có dính dáng đến đề án cổng du lịch Việt Nam và khối tên miền “.com” của anh!
- Bánh ít lá gai là một sản vật nổi tiếng của đất Bình Định quê tôi. Chiếc bánh nhỏ nhắn ấy thấm đẫm mồ hôi của người làm bánh xứ quê và mang tải bao câu chuyện trữ tình. Đó là khởi đầu để tôi viết tiếp câu chuyện của nó tại Sài Gòn. Cảm nỗi thương khó của người làm bánh xứ quê, cảm nỗi khao khát của những người xa quê thèm được thưởng thức sản vật đúng vị quê hương, tôi đã từ bỏ hết mọi thứ khác để tự tay mình gói bánh và truyền trao nó đến những ai còn trân trọng những sản vật quê hương. Ngoài bánh ít lá gai, tôi còn mày mò tìm hiểu, chọn lọc, cung cấp nhiều sản vật đặc trưng khác của Bình Định tại Sài Gòn như nem chợ Huyện, bánh tráng Bình Định, mắm cái… Sắp tới đây, mỗi sản vậy này sẽ có riêng một website nhằm giúp cộng đồng thấu hiểu chi tiết “nguồn cội” của những món ngon của Việt Nam. Tôi cũng đã mua hết những tên miền này. Tôi xem “banhitlagai.com” là một mô hình mẫu, các làng nghề ẩm thực quê hương khác cũng sẽ được phát triển theo “format” này!
+ Được biết gần đây anh đã cất công lặn lội về miền Trung khảo sát các làng nghề truyền thống ở đó. Anh đã có những trải nghiệm thú vị gì trong những chuyến đi đó?
- Tôi đã khảo sát thực tế các làng nghề ẩm thực như bánh tráng Hòa Đa, cá ngừ đại dương ở Phú Yên; làng nón Gò Găng, bánh hỏi Bình Định… Có một tín hiệu lạc quan sau những chuyến đi vừa rồi là tôi đã nhận được cam kết từ những nhiếp ảnh gia ở các nơi đó, họ sẵn lòng hợp tác nguồn ảnh để giới thiệu vẻ đẹp của địa phương họ, từ phong cảnh, lễ hội đến sản vật… Nếu họ hợp tác với tôi trong đề án cổng du lịch Việt Nam, tôi đích thị là người đi tiếp thị những vẻ đẹp của Việt Nam, đồng thời tôi giúp các nhiếp ảnh gia có nhiều cơ hội chia sẻ những tác phẩm của mình và có thêm điều kiện để “thương mại hóa” những giá trị nghệ thuật này nhưng vẫn không đánh mất đi “cái gốc” của nhiếp ảnh! Nếu có dịp thuận tiện, tôi sẽ chia sẻ cùng độc giả Travellive những câu chuyện thú vị về văn hóa ẩm thực ở những nơi tôi đã đi qua.
+ Mới đây trên cộng đồng mạng xã hội Facebook nổi lên sự vụ về khả năng Khoa sẽ bán hay không bán khối tài sản tên miền du lịch Việt Nam “.com”, đặc biệt sau cuộc gặp giữa anh và CEO của Facebook Mark Zuckerberg tại Việt Nam. Sự thật là thế nào, thưa anh!
- Trong cuộc gặp với CEO của Facebook tại Việt Nam, Mark Zuckerberg đã ngỏ ý và đặt vấn đề mua toàn bộ ý tưởng, khối tên miền “.com” gần 700 cái, liên quan đến du lịch, các thương hiệu nông sản, thủy sản nổi tiếng của Việt Nam như “bacthaitea.com” (trà Bắc Thái), “baoloctea.com” (trà Bảo Lộc), “baoloccoffee.com” (cà phê Bảo Lộc), “phanthietfishsauce.com” (nước mắm Phan Thiết), “phuyenoceantuna.com” (cá ngừ đại dương Phú Yên)… mà tôi đang sở hữu với giá khá cao. Tôi rất vui khi đón nhận lời đề nghị hấp dẫn này, để biết rằng những gì tôi đã làm, đang làm là không vô ích. Tuy nhiên, nhân đây, tôi xin minh định một lần nữa rằng tôi không phải là nhà đầu cơ tên miền. Tôi tự nhủ với lòng và xem khối tên miền du lịch Việt Nam “vietnamtravelgate.com”, “travelto...com” và những “key word” có liên quan là tài sản của ngành du lịch Việt Nam mà tôi có trách nhiệm phải giữ gìn cẩn thận. Bởi tôi biết, nếu giờ bán chúng đi sẽ tạo áp lực rất lớn cho Việt Nam sau này. Tôi sẽ trả chúng về đúng vị trí của nó nếu nhận được lời ngỏ phù hợp. Theo một chiều hướng khác, mọi người cũng có thể thấy là tôi đã từng tặng lại các tên miền “.com” cho những tổ chức, cá nhân nổi tiếng mà tôi thấy mình có sự “đồng điệu” trong tâm hồn.
+ Cảm ơn anh đã dành thời gian cho Travellive để trao đổi về những vấn đề thật thú vị xung quanh câu chuyện khối tên miền du lịch Việt Nam “.com”.
Chú thích ảnh nhân vật:
Hình ảnh đáng nhớ của Nguyễn Trọng Khoa chụp tại trụ sở Facebook đóng tại bang California, Hoa Kỳ trong dịp anh được mời đến đây tham quan vào tháng 3/2011. Theo kế hoạch, anh sẽ quay lại nơi này lần thứ 2 vào tháng 2/2012.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét